Bài 4 trang 45 SGK Ngữ văn 8 tập 2

Xuất bản: 15/01/2020 - Tác giả:

Trả lời câu hỏi bài 4 trang 45 SGK Ngữ văn lớp 8 tập 2 phần hướng dẫn soạn bài Câu cảm thán ngữ văn 8.

Tài liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 4 trang 45 sách giáo khoa Ngữ văn 8 tập Hai phần soạn bài Câu cảm thán chi tiết nhất.

Đề bàiHãy nhắc lại đặc điểm hình thức và chức năng của câu nghi vấn, câu cầu khiến và câu cảm thán.

Trả lời bài 4 trang 45 SGK văn 8 tập 2

Cách trả lời 1:

- Câu nghi vấn dùng để hỏi, thường có dấu chấm hỏi ở cuối câu và thường đi kèm với từ nghi vấn.

- Câu cầu khiến dùng để ra lệnh, yêu cầu, khuyên bảo... có các từ cầu khiến đi kèm, có ngữ điệu cầu khiến, thường kết thúc bằng dấu chấm than.

- Câu cảm thán dùng để bộc lộ trực tiếp tình cảm, cảm xúc; thường có các từ ngữ cảm thán đi kèm và kết thúc bằng dấu chấm than.

Tham khảo thêm:

Cách trả lời 2:

- Câu nghi vấn có những từ nghi vấn: ai, nào, tại sao, bao nhiêu, bao giờ… có, không, đã (chưa)… với chức năng để hỏi, biểu lộ cảm xúc, sự đe dọa, khẳng định… Khi viết câu nghi vấn phải sử dụng dấu hỏi chấm để kết thúc câu.

- Câu cầu khiến có các từ nghi vấn: hãy, đừng, chớ, đi, thôi, nào… hay ngữ điệu cầu khiến, dùng để ra lệnh, yêu cầu, đề nghị, khuyên bảo… Khi viết câu cầu khiến thường được kết thúc bằng dấu chấm than, ý cầu khiến không được nhấn mạnh thì có thể sử dụng dấu chấm cuối câu.

- Câu cảm thán có các từ ngữ cảm thán đi kèm: như ôi, than ôi, hỡi ơi, chao ôi, trời ơi, thay, biết hao, xiết bao, biết chừng nào... dùng để bộc lộ trực tiếp cảm xúc, tình cảm của người nói. Khi viết câu cảm thán thường được kết thúc bằng dấu chấm than.

Cách trả lời 3:

Đặc điểm hình thứcChức năng
Câu nghi vấnLà câu có những từ nghi vấn (ai, gì, nào, sao, tại sao, đâu, bao giờ, bao nhiêu, à, ư, hả, chứ, (có)... không, (đã)... chưa,...) hoặc có từ hay (nối các vế có quan hệ lựa chọn)- Chính: dùng để hỏi - Phụ: dùng để cầu khiến, khẳng định, phủ định, đe dọa, bộc lộ tình cảm, cảm xúc,... và không yêu cầu người đối thoại trả lời.
Câu cầu khiếnLà câu có những từ cầu khiến như: hãy, đừng, chớ,... đi, thôi, nào,... hay ngữ điệu cầu khiếnDùng để ra lệnh, yêu cầu, đề nghị, khuyên bảo,...
Câu cảm thánLà câu có những từ ngữ cảm thán như: ôi, than ôi, hỡi ơi, chao ơi (ôi), trời ơi; thay, biết bao, xiết bao, biết chừng nào,...Dùng để bộc lộ trực tiếp cảm xúc của người nói (người viết)

Trên đây là 3 cách trả lời câu hỏi bài 4 trang 45 SGK ngữ văn 8 tập 2 được chúng tôi tổng hợp và biên soạn dành cho các em tham khảo. Hãy vận dụng kết hợp với kiến thức của bản thân em để có những lựa chọn trình bày tối ưu nhất, dễ hiểu nhất khi soạn bài Câu cảm thán nhé.

Chúc các em học tốt !

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM