Bài 4 trang 43 SGK Ngữ văn 10 tập 1

Xuất bản: 16/06/2020 - Cập nhật: 19/07/2022 - Tác giả:

Trả lời câu hỏi bài 4 trang 43 SGK Ngữ văn lớp 10 tập 1 phần hướng dẫn soạn bài Truyện An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thủy

Tài liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 4 trang 43 sách giáo khoa Ngữ văn 10 tập 1 phần soạn bài Truyện An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thủy chi tiết và đầy đủ nhất.

Đề bài:

Trọng Thủy gây nên sự sụp đổ cơ đồ Âu Lạc và cái chết của hai cha con Mị Châu. Vậy anh (chị) hiểu như thế nào về hình ảnh “ngọc trai – giếng nước”?

Trả lời bài 4 trang 43 SGK văn 10 tập 1

Cách trình bày 1

Hình ảnh “ngọc trai – giếng nước” là một hình ảnh đẹp và giàu ý nghĩa. Nó là sự kết thúc hoàn mĩ cho một mối tình:

– Chi tết “ngọc trai”: đã chứng thực tấm lòng trong sáng của Mị Châu

– Chi tiết “giếng nước”: hóa giải sự hối lỗi của Trọng Thủy.

– Hình ảnh “ngọc trai – giếng nước”: là lời hóa giải trong tình cảm của Trọng Thủy đối với Mị Châu ở thế giới bên kia.

=>Nhìn ở khía cạnh này Trọng Thủy là một kẻ si tình đáng thương.

Cách trình bày 2

Ý nghĩa của cặp hình ảnh "ngọc trai - giếng nước":

+ Ngọc trai: do máu của Mị Châu hóa thành, như lời chứng minh tấm lòng trong sạch, không có mưu đồ hại cha bán nước của Mị Châu.

+ Giếng nước: Nơi Trọng Thủy gieo mình xuống tự vẫn vì quá hối hận và thương tiếc Mị Châu.

+ Việc lấy ngọc trai đem rửa với nước giếng này lại càng sáng trong là sự khẳng định, Trọng Thủy đã tìm được lời hóa giải trong tình cảm của Mị Châu ở thế giới bên kia.

+ Cặp hình ảnh "ngọc trai - giếng nước" là sự thể hiện niềm thương xót cho mối tình của Mị Châu – Trọng Thủy; đồng thời là kết thúc hoàn mỹ cho một mối tình nhiều đau khổ, nỗi niềm này.

Cách trình bày 3

Trọng Thủy là thủ phạm trực tiếp gây ra bi kịch của nước Âu Lạc và cái chết của hai cha con Mị Châu. Vừa là con, vừa là bề tôi, Trọng Thủy đã tuân thủ tuyệt đối theo mệnh lệnh của Triệu Đà. Nhìn ở khía cạnh này, Trọng Thủy đúng là một kẻ thù của dân tộc.

Chi tiết “ngọc trai – giếng nước’’ là kết thúc hợp lý cho số phận của Mị Châu – Trọng Thủy. Ngọc trai là sự ứng nghiệm với lời cầu khấn của Mị Châu. Nó chứng minh cho sự trong trắng của nàng, chi tiết giếng nước có hồn của Trọng Thủy hòa cùng nỗi hối hận vô hạn là sự thể hiện mong muốn được hóa giải tội lỗi của Trọng Thủy. Và việc, khi đem ngọc trai rửa ở giếng ấy, ngọc lại sáng đẹp hơn thể hiện tính nhân đạo trong tâm thức người Việt. Trọng Thủy là một gián điệp chính trị, lợi dụng cả tin của Mị Châu để thực hiện mưu đồ chính trị, nhưng cuối cùng đã chọn cái chết để chuộc lỗi lầm.

Hình ảnh "ngọc trai - giếng nước" với việc ngọc trai kia đem rửa trong nước giếng này lại càng sáng đẹp hơn còn nói lên rằng Trọng Thủy đã tìm được lời hóa giải trong tình cảm của Mị Châu ở thế giới bên kia. Nhìn ở khía cạnh này Trọng Thuỷ lại là một kẻ si tình thật đáng thương.

Cách trình bày 4

Hình ảnh “ngọc trai – giếng nước” là một hình ảnh đẹp và giàu ý nghĩa. Nó là một sự kết thúc hoàn mỹ cho một mối tình và cũng là lời giải oán cho tội “bán nước” của Mị Châu. Chi tiết máu của Mị Châu khi chết đi được loài trai ăn phải thì hóa thành ngọc trai đã chứng thực được tấm lòng trong sáng của nàng. Việc Trọng Thủy gieo mình xuống giếng nước đã thể hiện sự hối hận của nhân vật khi đã phụ người vợ của mình. Việc ngọc trai kia đem rửa trong nước giếng này lại càng sáng đẹp hơn còn nói lên rằng Trọng Thủy đã tìm được lời hóa giải trong tình cảm của Mị Châu ở thế giới bên kia. Nếu đứng ở bình diện này, ta càng thấy thương xót cho mối tình của Mị Châu – Trọng Thủy.

Tham khảo: Phân tích nhân vật Mị Châu và Trọng Thủy

-/-

Trên đây là gợi ý trả lời câu hỏi bài 4 trang 43 SGK ngữ văn 10 tập 1 được Học Tốt biên soạn chi tiết giúp các em soạn bài Lập dàn ý bài văn tự sự trong chương trình soạn văn 10 tốt hơn trước khi đến lớp.

Chúc các em học tốt !

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM