Hướng dẫn chi tiết trả lời bài 4 trang 40 SGK Ngữ văn lớp 7 tập 1 phần trả lời câu hỏi đọc - hiểu, soạn bài Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người ngắn gọn nhất giúp các em chuẩn bị tốt kiến thức trước khi tới lớp.
Đề bài
Nhận xét của em về cảnh trí xứ Huế và cách tả cảnh trong bài 3. Em hãy phân tích đại từ “ai” và chỉ ra những tình cảm ẩn chứa trong lời mời, lời nhắn gửi: “Ai vô xứ Huế thì vô...”
Đường vô xứ Huế quanh quanh
Non xanh nước biếc như tranh họa đồ.
Ai vô xứ Huế thì vô...
Trả lời bài 4 trang 40 SGK Ngữ văn 7 tập 1
Câu trả lời tham khảo
Trả lời chi tiết
Cảnh trí xứ Huế rất đẹp và thơ mộng. Đường vào “quanh quanh” uốn khúc, đây có non, đó có nước quần tụ làm nên một không gian mênh mông khoáng đạt. Non thì xanh, nước thì biếc, màu sắc ấy nhuộm cho Huế thêm tươi mát, êm đềm. Khung cảnh Huế sông động về đường nét, quyến rũ về màu sắc chẳng khác nào “tranh họa đồ” nên đã làm say đắm lòng người.
- Bài ca dao này dù có dùng định ngữ (quanh quanh), dùng biện pháp so sánh (như tranh họa đồ), nhưng chủ yếu vần là gợi hơn là tả. Tuy nhiên cảnh đẹp xứ Huế vẫn hiện lên thật sinh động.
- “Ai” trong lời mời, lời nhắn gửi “Ai vô xứ Huế thì vô" là một đại từ phiếm chỉ có nhiều nghĩa. Nó có thể chỉ một người hoặc nhiều người, có thể chỉ người mà tác giả bài ca dao trực tiếp nhắn gửi hoặc hướng tới người chưa quen biết.
-> Lời nhắn gửi trên ẩn chứa một niềm tự hào, lòng yêu mến cảnh đẹp xứ Huế, muôn được cùng nhiều người chia sẻ nỗi niềm ấy. Ngoài ra, biết đâu, lời mời.
Trả lời ngắn gọn
- Cảnh trí xứ Huế được bày ra trước mắt nhiều màu sắc, khoáng đạt, tươi tắn và giàu sức sống.
- Đại từ "Ai" trong lời mời, lời nhắn gửi ("Ai vô xứ Huế thì vô") là một từ phiếm chỉ (đa nghĩa, có thể chỉ trực tiếp người mà tác giả quen nhưng cũng có thể hiểu đó là lời nhắn gửi đến mọi người). Điều đó thể hiện tình yêu, lòng tự hào đối với cảnh đẹp xứ Huế và lời mời gọi mọi người hãy đến thăm xứ Huế.
Tham khảo thêm cách trình bày khác
Cách trình bày 1
- Cảnh trí xứ Huế : nên thơ, trữ tình, làm ngơ ngẩn hồn người, tựa bức tranh sơn thủy thơ mộng.
- Cách tả cảnh : dung phép so sánh chủ đạo, từ tả màu sắc tươi tắn, nên thơ.
- Đại từ “Ai” : từ phiếm chỉ, chỉ người quen, người chưa quen, có thể là mọi người.
- Tình cảm ẩn chứa trong lời mời, lời nhắn “Ai vô xứ nghê thì vô …” : tự hào và muốn chia sẻ nó với tất cả mọi người.
Cách trình bày 2
Cảnh xứ Huế trong bài tả cảnh:
- Bài ca phác họa cảnh đường vào xứ Huế đẹp, thơ mộng, tươi mát
- Cảnh đẹp vào xứ Huế như thế vừa khoáng đạt, vừa bao la, quây quần
- Non xanh, nước biếc cứ bao quanh xứ Huế
- Cảnh đẹp ấy do tạo hóa và bàn tay con người tạo ra
- Có nhiều chi tiết gợi hơn tả. Định ngữ và cách so sánh truyền thống đã gợi lên những cảnh đẹp sông núi có đường.
- Bài ca có nhiều chi tiết gợi lên những cảnh đẹp sông núi có đường nét, màu sắc sinh động của con người thiên lí xứ Huế.
- Đại từ phiếm chỉ “ai” trong lời mời, lời nhắn nhủ cùng nhiều bài khác
- Nó có thể là số ít hoặc số nhiều, có thể chỉ người mà tác giả bài ca trực tiếp nhắn gửi hoặc hướng tới chưa quen biết
→ Lời mời, lời nhắn gửi đó, một mặt thể hiện tình yêu, lòng tự hào đối với cảnh đẹp xứ Huế, mặt khác như muốn chia sẻ với mọi người về cảnh đẹp và tình yêu.
---------------
Đọc tài liệu vừa hướng dẫn các em trả lời câu hỏi bài 4 trang 40 SGK ngữ văn 7 tập 1 với mong muốn giúp các em hiểu bài kỹ hơn, qua đó chuẩn bị soạn bài Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người trong chương trình soạn văn 7 được tốt nhất trước khi tới lớp