Bài 4 trang 37 SGK Ngữ văn 7 tập 2

Xuất bản: 02/01/2020 - Cập nhật: 12/07/2022 - Tác giả:

Trả lời câu hỏi bài 4 trang 37 SGK Ngữ văn lớp 7 tập 2 phần hướng dẫn soạn bài Sự giàu đẹp của tiếng Việt ngữ văn 7.

Đọc Tài Liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 4 trang 37 sách giáo khoa Ngữ văn 7 tập Hai phần đọc hiểu soạn bài Sự giàu đẹp của tiếng Việt chi tiết nhất.

Đề bài: Sự giàu có và khả năng phong phú của tiếng Việt đã được thể hiện ở những phương diện nào? Em hãy tìm một số dẫn chứng cụ thể để làm rõ các nhận định của tác giả.

Trả lời bài 4 trang 37 SGK văn 7 tập 2

Cách trả lời 1

Sự giàu có và khả năng phong phú của tiếng Việt thể hiện ở ba phương diện: ngữ âm, từ vựng và ngữ pháp.

- Ngữ âm: Giàu hình tượng ngữ âm, giàu thanh điệu (6 thanh).

- Uyển chuyển, cân đối, nhịp nhàng về mặt cú pháp.

- Từ vựng dồi dào giá trị thơ, nhạc, họa,

- Tiếng Việt là một thứ tiếng hay.

- Có khả năng dồi dào về cấu tạo từ ngữ và hình thức diễn đạt.

- Có sự phát triển qua các thời kì lịch sử về cả hai mặt từ vựng và ngữ pháp. Cấu tạo và khả năng thích ứng với sự phát triển là một biểu hiện về sức sống dồi dào của tiếng Việt.

Dẫn chứng: Trong tiếng Việt, sự tinh tế, uyển chuyển trong cách đặt câu, dùng từ không chỉ là cái hay, mà còn tạo ra vẻ đẹp trong hình thức diễn đạt hài hòa, linh hoạt, uyển chuyển.

Ví dụ:

Ngày xuân con én đưa thoi, 

Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi. 

Cỏ non xanh rợn chân trời, 

Cành lê trắng điểm một vài bông hoa. 

(Truyện Kiều - Nguyễn Du)

Chiều mộng hòa thơ trên nhánh duyên 

Cây me ríu rít cặp chim chuyền 

Để trời xanh ngọc qua muôn lá 

Thu đến - nơi nơi động tiếng huyền. 

(Thơ duyên - Xuân Diệu)

Cách trả lời 2

Tác giả đã chứng minh sự giàu có và khả năng phong phú của tiếng Việt về những mặt sau:

- Tác giả đã giải thích về cái đẹp của tiếng Việt: Tiếng Việt là một thứ tiếng hài hòa về mặt âm hưởng, thanh điệu. Còn về cái hay của tiếng Việt: tế nhị, uyển chuyển trong cách đặt câu, có đầy đủ khả năng diễn đạt tình cảm, tư tưởng của con người, thỏa mãn các yêu cầu phát triển của đời sống văn hóa, xã hội.

-  Phẩm chất đẹp của một ngôn ngữ là khả năng gợi cảm xúc, chủ yếu được tạo nên bởi hệ thống ngữ âm, sự hài hòa về thanh điệu và nhịp điệu. Còn cái hay chủ yếu là ở khả năng diễn tả tình cảm, tư tưởng, phản ánh đời sống phong phú, tinh tế, chính xác. Giữa hai phẩm chất ấy có mối quan hệ gắn bó. Cái đẹp của một thứ tiếng thường cũng phản ánh cái hay của thứ tiếng ấy, vì nó thể hiện sự tinh tế trong cách diễn đạt và sự chính xác trong tình cảm, tư tưởng con người. Đồng thời, cái hay cũng tạo ra vẻ đẹp của một ngôn ngữ.

Cách trả lời 3

Sự giàu có và khả năng phong phú của tiếng Việt được thể hiện qua: ngữ âm, từ vựng và ngữ pháp

- Ngữ âm: Hệ thống nguyên âm, phụ âm phong phú, giàu thanh điệu

- Từ vựng: dồi dào giá trị thơ, nhạc, họa, gợi hình, giàu nhạc điệu

- Ngữ pháp: tiếng Việt rất uyển chuyển, nhịp nhàng

+ Ví dụ: sự hài hòa về thanh điệu, sự phong phú về ngôn từ trong Truyện Kiều hoặc trong Chinh phụ ngâm, thơ của Tố Hữu…

⇒ Tác giả làm nổi bật sự giàu có của tiếng Việt, chính là sự sáng tạo từ ngữ mới phù hợp với sự phát triển của xã hội

Tham khảo thêmPhân tích bài Sự giàu đẹp của tiếng Việt

Trên đây là 3 cách trả lời câu hỏi bài 4 trang 37 SGK ngữ văn 7 tập 2 do Đọc Tài Liệu tổng hợp và biên soạn giúp em hiểu và soạn bài Sự giàu đẹp của tiếng Việt tốt hơn trước khi đến lớp.

Chúc các em học tốt !

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM