Bài 4 trang 30 SGK Ngữ văn 11 tập 2

Xuất bản: 05/01/2020 - Tác giả:

Trả lời câu hỏi bài 4 trang 30 SGK Ngữ văn lớp 11 tập 2 phần hướng dẫn soạn bài Tràng giang ngữ văn 11.

Đọc Tài Liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 4 trang 30 sách giáo khoa Ngữ văn 11 tập Hai phần đọc hiểu soạn bài Tràng giang (Huy Cận) chi tiết nhất.

Đề bài: Tình yêu thiên nhiên ở đây có thấm đượm lòng yêu nước thầm kín không? Vì sao?

Trả lời bài 4 trang 30 SGK văn 11 tập 2

Cách trả lời 1:

Tình yêu thiên nhiên ở đây có thấm đượm lòng yêu nước thầm kín. Vì:

- Viết về một con sông buồn, Huy Cận bộc lộ nỗi sầu của một cái tôi cô đơn trước thiên nhiên rộng lớn, nhưng đó là một nỗi sầu - cô đơn thấm đượm tình người, tình đời, lòng yêu nước thầm kín mà thiết tha của tác giả. Trước Tràng giang dập dềnh sóng nước, trước con sông “mênh mông không một chuyến đò ngang”, nhà thơ thấy rõ cái cô đơn gần như tuyệt đối của mình trước vũ trụ bao la vô cùng vô tận, từ đó mà cảm nhận sâu sắc thân phận của một thi nhân mất nước trong cảnh đời nô lệ lúc bấy giờ.

- Đâu chỉ là cành củi khô lạc dòng, cụm bèo trôi sông mà đây chính là thân phận của những cuộc đời trôi nổi, chưa định được hướng đi trong xã hội cũ. Bức tranh thiên nhiên cũng chính là bức tranh tâm trạng của thi sĩ. Và khi đã thấu hiếu, thấm thía cái thân phận thi nhân mất nước ấy thì cũng có nghĩa là lòng yêu nước của Huy Cận vẫn còn đầy ắp trong tim, giờ đây được bộc lộ thầm kín và thiết tha qua những hình ảnh thơ hàm chứa ý nghĩa sâu sắc, cần nhớ nhung câu thơ: (Củi một cành khô lạc mấy dòng.)

=> Phải gắn cái tôi cô đơn với thân phận thi nhân mất nước của Huy Cận trong bài thơ  thì mới cảm nhận được sâu sắc tâm sự yêu nước kín đáo của thi sĩ. Xuân Diệu cho rằng Tràng giang là bài thơ của tình yêu non sông đất nước chính là vì thế.

Cách trả lời 2:

- Huy Cận thể hiện nỗi buồn trong cảnh nước nhà mất chủ quyền, vì thế ông bơ vơ trước thiên nhiên hoang vắng, niềm tha thiết với tự nhiên, cảnh vật cũng theo đó nhuốm buồn.

- Niềm tha thiết với thiên nhiên, tạo vật cũng là niềm thiết tha với quê hương, đất nước

- Thực tế, ở phương diện nào đó Tràng giang là bài thơ thể hiện tình yêu đất nước, non sông

- Nỗi buồn trước cảnh mất nước được hòa quyện trong cảnh vật của tự nhiên

=> Thông qua việc miêu tả cảnh vật, ông gián tiếp thể hiện tấm lòng yêu nước và nỗi buồn của mình.

Cách trả lời 3:

Qua bài thơ, tác giả đã gửi gắm nỗi buồn, nỗi sầu của một “cái tôi” Thơ Mới qua bức tranh thiên nhiên “Tràng Giang” rộng lớn và hoang vắng. Qua đó tác giả kín đáo bộc lộ tình yêu nước thầm kín đối với quê hương, đất nước. Tình yêu quê hương, đất nước được thể hiện trực tiếp qua hai câu thơ cuối bài thơ:

Lòng quê dợn dợn vời con nước

Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà

- Lòng quê: tấm lòng, tình cảm với quê hương, đất nước.

- Từ láy “dợn dợn” diễn tả tình cảm của tác giả đang trào dâng theo con sóng.

=> Tình yêu quê hương lấy cảm hứng từ sông nước và trải dài theo từng con sóng.

Tham khảo thêmTổng hợp các đề văn về bài thơ Tràng giang hay gặp nhất

Trên đây là một số cách trình bày câu trả lời cho bài 4 trang 30 SGK ngữ văn 11 tập 2 do Đọc Tài Liệu tổng hợp và biên soạn, hi vọng sẽ giúp em hiểu và soạn bài Tràng giang của Huy Cận tốt hơn trước khi đến lớp.

Chúc các em học tốt !

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM