Đọc Tài Liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 4 trang 218 sách giáo khoa Ngữ văn 9 phần đọc hiểu soạn bài Cố hương (Go-rơ-ki) chi tiết nhất cho các em tham khảo.
Đề bài: Đọc kĩ ba đoạn văn sau và trả lời câu hỏi.
a) "Nhưng tiếc thay, đã hết tháng giêng... Nhưng từ đấy chúng tôi không hề gặp mặt nhau nữa".
b) "Người đi vào là Nhuận Thổ... vừa thô kệch vừa nặng nề, nứt nẻ như vỏ cây thông".
c) "Tôi nghĩ bụng... Người ta đi mãi thì thành đường thôi".
Trong ba đoạn văn trên:
- Đoạn nào chủ yếu dùng phương thức miêu tả và thông qua đó, tác giả muốn biểu hiện điều gì ?
- Đoạn nào chủ yếu dùng phương thức tự sự? Ngoài tự sự, tác giả còn sử dụng các yếu tố của những phương thức biểu đạt nào khác? Nêu hiệu quả của sự kết hợp đó trong việc thể hiện tính cách nhân vật.
- Đoạn nào chủ yếu dùng phương thức nghị luận và thông qua đó, tác giả muốn nói lên điều gì ?
Trả lời bài 4 trang 218 SGK văn 9 tập 1
- Đoạn (a) chủ yếu theo phương thức tự sự:
+ Kể lại sự việc khi hai người xa nhau: nhân vật “tôi” và Nhuận Thổ
+ Phương thức biểu cảm, nêu tình cảm của mình với Nhuận Thổ
- Đoạn (b) phương thức chủ yếu là miêu tả
Tác giả muốn so sánh, làm nổi bật sự thay đổi đột ngột của Nhuận Thổ từ trước cho tới giờ
+ Tác giả miêu tả khuôn mặt, đôi mắt, nước da, bàn tay, dáng điệu
+ Nhuận Thổ thay đổi theo chiều hướng xấu đi, tiều tụy và mụ mẫm đầu óc
- Đoạn (c) phương thức nghị luận
+ Thức tỉnh mọi người phải tạo ra con đường mới, thay đổi nông thôn và xã hội Trung Quốc
+ Làm cuộc cách mạng để thay đổi xã hội, hướng con người tới những điều tốt đẹp hơn.
Tham khảo: Cảm nhận về bài Cố hương của Lỗ Tấn
-/-
Trên đây là một số cách trả lời bài 4 trang 218 SGK ngữ văn 9 tập 1 được Đọc Tài Liệu tổng hợp và biên soạn giúp em chuẩn bị bài và soạn bài Cố hương tốt hơn trước khi đến lớp.
Chúc các em học tốt !