Bài 4 trang 204 SGK Ngữ văn 11 tập 1

Xuất bản: 22/08/2020

Trả lời câu hỏi bài 4 trang 204 SGK Ngữ văn lớp 11 tập 1 phần hướng dẫn soạn bài Ôn tập phần văn học (kì 1)

Đọc Tài Liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 4 trang 204 sách giáo khoa Ngữ văn 11 tập 1 phần soạn bài Ôn tập phần văn học (kì 1) chi tiết nhất cho các em tham khảo.

Đề bài:

Đặc sắc về nghệ thuật của các truyện ngắn Hai đứa trẻ (Thạch Lam), Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân), Chí Phèo (Nam Cao).

Trả lời bài 4 trang 204 SGK Ngữ văn 11 tập 1

Để soạn bài Thực hành về sử dụng một số kiểu câu trong văn bản tối ưu nhất, Đọc Tài Liệu tổng hợp nhiều cách trả lời khác nhau cho nội dung câu hỏi bài 4 trang 204 SGK Ngữ văn lớp 11 tập 1 như sau:

Cách trình bày 1

* Đặc sắc nghệ thuật trong truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam:

– Cốt truyện đơn giản, nổi bật ở những dòng tâm trạng trôi chảy, cảm xúc mong manh, mơ hồ trong tâm hồn nhân vật.

– Miêu tả tinh tế sự chuyển biến của cảnh vật và tâm trạng con người.

– Bút pháp tương phản đối lập: vừa đậm đà yếu tố hiện thực vừa phảng phất chất lãng mạn.

– Lối kể chuyện thủ thỉ, tâm tình, thấm đợm chất thơ trữ tình sâu sắc.

* Đặc sắc nghệ thuật trong truyện ngắn Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân:

– Nghệ thuật xây dựng nhân vật: nhân vật được xây dựng bằng bút pháp lí tưởng hóa cảm cảm hứng lãng mạn.

– Cảnh trong tác phẩm được xây dựng bằng nghệ thuật tương phản, làm nổi bật sự đối lập gay gắt giữa cái đẹp và cái xấu, cái ác và cái thiện, tính cách và hoàn cảnh.

– Trong truyện đoạn miêu tả cảnh vật và không khí thiêng liêng, cổ kính của cảnh cho chữ. Đoạn văn thể hiện tài năng sắc sảo của Nguyễn Tuân trong việc sử dụng ngôn ngữ một cách điêu luyện, giàu tính tạo hình, kết hợp với bút pháp đối lập trong tạo dựng cảnh.

* Đặc sắc nghệ thuật trong truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao: 

Ngôn ngữ trong tác phẩm rất sống động, vừa điêu luyện, nghệ thuật, vừa rất gần với lời ăn tiếng nói hàng ngày. Giọng điệu của nhà văn phong phú và biến hóa, có sự đan xen lẫn nhau. Cách trần thuật cũng rất linh hoạt. Nhà văn có khả năng nhập vào các vai, chuyển từ vai này sang vai khác một cách tự nhiên, linh hoạt, gây hấp dẫn cho người đọc. Lúc thì trần thuật theo điểm nhìn của tác giả, lúc thì trần thuật theo điểm nhìn của nhân vật Chí Phèo, khi lại trần thuật theo điểm nhìn của thị Nở, bá Kiến… Qua đó tạo nên giọng điệu đan xen độc đáo.

Cách trình bày 2

a, Đặc sắc nghệ thuật ngắn Hai đứa trẻ:

– Hai đứa trẻ một trong những truyện ngắn đặc sắc nhất của Thạch Lam, giá trị hiện thực cao với tinh thần nhân đạo sâu sắc, thể hiện tài năng viết truyện ngắn bậc thầy

+ Câu chuyện chỉ kể về tâm trạng thao thức của Liên và An, mong mỏi chuyến tàu rực rỡ ngang qua

+ Ông chú trọng tập trung đi sâu vào nội tâm, cảm xúc của nhân vật

+ Thành công với thủ pháp nghệ thuật đối lập, tương phản, qua đó nhấn mạnh, khung cảnh nghèo nàn, vắng lặng của phố huyện

+ Truyện đặc sắc ở lối kể chuyện tỉ mỉ, tâm tình, thấm đượm chất thơ, với tâm hồn đôn hậu, tinh tế, sức nhạy cảm trước những biến thái nhỏ trong lòng người và vật

b, Đặc sắc nghệ thuật truyện ngắn Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân

– Tài năng nghệ thuật đặc sắc Nguyễn Tuân trong việc tạo dựng tình huống truyện độc đáo, nghệ thuật dựng cảnh, dựng người, tạo không khí trang trọng, việc sử dụng thủ pháp đối lập và ngôn ngữ tính chất tạo hình

– Nhân vật của ông thường có tính cách ngang tàng, tài năng, tâm hồn trong sáng, đó là biểu tượng về cái đẹp

– Ông miêu tả cảnh vật, không khí cổ kính, thiêng liêng của cảnh cho chữ, thể hiện tài năng ngôn ngữ điêu luyện, bút pháp đối lập trong tạo dựng cảnh, cảnh tượng hiện lên uy nghi, rực rỡ

c, Đặc sắc truyện Chí Phèo

– Ngôn ngữ sinh động, điêu luyện, nghệ thuật, gần lời ăn tiếng nói hằng ngày

– Giọng điệu phong phú, biến hóa, có sự đan xen lẫn nhau. Cách trần thuật linh hoạt, linh hoạt chuyển vai và điểm nhìn.

Cách trình bày 3

a. Đặc sắc nghệ thuật của truyện ngắn Hai đứa trẻ.

-  Hai đứa trẻ  là một truyện không có cốt truyện. Nó giống như một bài thơ. Toàn bộ câu chuyện chỉ kể về tâm trạng thao thức của Liên và An, mong mỏi chờ đợi một chuyến tàu đêm đi ngang qua.

- Thạch Lam chú trọng đi sâu vào nội tâm nhân vật với những cảm xúc, cảm giác mơ hồ, mong manh. Những trang viết miêu tả tâm trạng nhân vật rất sâu sắc và tinh tế.

- Thạch Lam cũng sử dụng rất thành công thú pháp nghệ thuật đối lập, tương phản (giữa một bên là ánh sáng tù mù, nhạt nhoà của ngọn đèn dầu nơi hàng nước của chị Tí và bên kia là ánh sáng cực mạnh như xuyên thủng màn đêm của đoàn tàu...), qua đó nhấn mạnh, làm nổi bật khung cánh nghèo nàn, vắng lặng của phố huyện nhỏ.

- Truyện còn đặc sắc ở lối kể chuyện thủ thỉ, tâm tình thấm đượm chất thơ của Thạch Lam. Ẩn hiện kín đáo, lặng lẽ sau những hình ảnh và ngôn từ là một tâm hồn đôn hậu, tinh tế, hết sức nhạy cảm với mọi biến thái của lòng người và tạo vật.

b. Đặc sắc nghệ thuật truyện ngắn Chữ người từ tù của Nguyễn Tuân:

- Truyện thể hiện tài năng nghệ thuật đặc sắc của Nguyễn Tuân trong việc tạo dựng tình huống truyện độc đáo, trong nghệ thuật dựng cảnh, dựng người, tạo không khí cổ kính, trang trọng; trong việc sử dụng thủ pháp đối lập và ngôn ngữ rất giàu tính tạo hình.

- Các nhân vật của Nguyễn Tuân tuy chỉ được miêu tả trong những khoảnh khắc nhưng đó là những khoảnh khắc đặc biệt, bới thế mà họ đều rất ấn tượng. Nhân vật rất giàu tính cách, rất ngang tàng, rất tài năng nhưng cái tâm cũng luôn trong sáng. Đó là những biểu tượng về cái dẹp, là những con người hoàn mĩ.

- Trong truyện, đáng chú ý nhất là đoạn miêu tả cảnh vật và không khí thiêng liêng, cổ kính của cảnh cho chữ. Đoạn văn này thể hiện lài năng sắc sảo của Nguyễn Tuân không chỉ trong việc sử dụng ngôn ngữ một cách điêu luyện mà còn ớ khả năng sử dụng bút pháp đối lập trong tạo dựng cảnh. Chính nhờ thủ pháp đối lập (một thủ pháp đặc trưng của văn học lãng mạn) mà cảnh tượng này hiện lên với đầy đủ vẻ đẹp trang trọng, uy nghi, rực rỡ của nó.

c.  Đặc sắc nghệ thuật truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao:

- Ngôn ngữ trong tác phẩm rất sống động, vừa điêu luyện, nghệ thuật, vừa rất gần với lời ăn tiếng nói hằng ngày. Giọng điệu của nhà văn phong phú và biến hoá, có sự đan xen lẫn nhau.

- Cách trần thuật cũng rất linh hoạt. Nhà văn có khả năng nhập vào các vai, chuyển từ vai này sang vai khác một cách tự nhiên, linh hoạt, gây hấp dẫn cho người đọc. Lúc thì trần thuật theo điểm nhìn của tác giả, lúc thì trần thuật theo điểm nhìn của nhân vật Chí Phèo, khi lại trần thuật theo điểm nhìn của nhân vật bá Kiến, thị Nở,... Cũng nhờ đó mà tạo nên giọng điệu đan xen độc đáo.

Cách trình bày 4

Đặc sắc về nghệ thuật của các truyện ngắn Hai đứa trẻ (Thạch Lam), Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân), Chí Phèo (Nam Cao)

* Hai đứa trẻ - Thạch Lam

- Thuộc dòng văn học lãng mạn, truyện không có cốt truyện mà chỉ là được bắt đầu bằng những cảm xúc mơ hồ, mong manh của nhân vật. Chính vì thế, truyện cứ nhẹ nhàng, không có diễn biến, không có cao trào nhưng lại lôi cuốn người đọc.

- Điểm nhìn trần thuật được đặt vào nhân vật Liên - một cô bé mới lớn, giàu lòng trắc ẩn và rất tinh tế. Việc đặt điểm nhìn trần thuật vào nhân vật ấy khiến cho tác giả có thể đi sâu khai thác tâm trạng và cảm xúc, sự biến đổi tinh tế trong suy nghĩ của nhân vật.

- Xây dựng thành công sự đối lập giữa ánh sáng và bóng tối: số phận, sự quẩn quanh bế tắc của những kiếp người nơi phố huyện và khao khát có được một cuộc sống hạnh phúc hơn trong tương lai.

- Ngôn ngữ nhẹ nhàng, giàu chất thơ, tinh tế, mang đậm phong cách của Thạch Lam

* Chữ người tử tù - Nguyễn Tuân

- Tình huống truyện độc đáo, đặt các nhân vật vào một cuộc gặp gỡ ở nơi đặc biệt - ngục tù. Tình huống éo le ấy khiến cho thời gian của câu chuyện như được kéo căng đến cực hạn, làm cho người đọc cũng cảm nhận được sự căng thẳng, nghẹt thở với mong muốn của viên quản ngục là xin kì được chữ của Huấn Cao trước khi ông bị xử tử.

- Xây dựng cảnh tượng hiếm trước nay chưa từng có: cảnh cho chữ (vị thế của các nhân vật hoàn toàn bị đảo lộn)

- Ngôn ngữ truyện giàu sức tạo hình, vừa cổ kính, vừa hiện đại

* Chí Phèo - Nam Cao

- Cốt truyện hấp dẫn, độc đáo, có mở đầu - diễn biến - cao trào và giải quyết nút thắt rất logic, hợp lí.

- Xây dựng thành công nhân vật Chí Phèo - nhân vật điển hình trong hoàn cảnh điển hình, trở thành biểu tượng cho số phận của người nông dân Việt Nam trước cách mạng: bế tắc, tuyệt vọng, tha hóa và không có lối thoát.

- Điểm nhìn và giọng điệu trần thuật biến đổi đa dạng, linh hoạt: lúc là lời của người dẫn truyện, lúc là lời độc thoại của nhân vật, khi là giọng thờ ơ, khách quan, lúc là giọng bình luận...

- Nghệ thuật miêu tả tâm lí bậc thầy với ngòi bút lách sâu vào tâm lí nhân vật để phát hiện ra những thay đổi nhỏ nhất trong cảm xúc, suy nghĩ của Chí Phèo.

-/-

Bài 4 trang 204 SGK Ngữ văn 11 tập 1 được hướng dẫn trả lời và trình bày theo các cách khác nhau. Hãy vận dụng kết hợp với kiến thức của bản thân em để có những lựa chọn trình bày tối ưu nhất, dễ hiểu nhất khi soạn bài Ôn tập phần văn học (kì 1) trong khi làm bài soạn văn 11 trước khi lên lớp.

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM