Bài 4 trang 18 SGK Ngữ văn 7 tập 2

Xuất bản: 03/01/2020 - Cập nhật: 12/07/2022 - Tác giả:

Trả lời câu hỏi bài 4 trang 18 SGK Ngữ văn lớp 7 tập 2 phần hướng dẫn soạn bài Rút gọn câu ngữ văn 7.

Đọc Tài Liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 4 trang 18 sách giáo khoa Ngữ văn 7 tập Hai phần luyện tập soạn bài Rút gọn câu chi tiết nhất.

Đề bài: Đọc truyện cười sau đây. Cho biết chi tiết nào trong truyện có tác dụng gây cười và phê phán?

THAM ĂN

Có anh chàng phàm ăn tục uống, hễ ngồi vào mâm là chỉ gắp lấy gắp để, chẳng ngẩng mặt nhìn ai, cũng chẳng muốn chuyện trò gì. Một lần đi ăn cỗ ở nhà nọ, có ông khách thấy ông ta ăn uống lỗ mãng quá, bèn lân la gợi chuyện. Ông khách hỏi:

- Chẳng hay ông là người ở đâu ta?

Anh chàng đáp:

- Đây.

Rồi cắm cúi ăn.

- Thế ông được mấy cô, mấy cậu rồi?

- Mỗi.

Nói xong, lại gắp lia gắp lịa.

Ông khách hỏi tiếp:

- Các cụ thân sinh ông chắc còn cả chứ?

Anh chàng vẫn không ngẩng đầu lên, bảo:

- Tiệt!

(Truyện cười dân gian Việt Nam)

Trả lời bài 4 trang 18 SGK văn 7 tập 2

Đọc xong truyện cười Tham ăn, ta nhận thấy chi tiết gây cười trong truyện đó là những câu trả lời quá rút gọn thành ra cộc lốc của anh chàng tham ăn:

- Đây => nhẽ ra phải là “Tôi là người ở đây”.

- Mỗi => nhẽ ra phải là “Nhà tôi chỉ có một đứa”

- Tiệt => nhẽ ra phải là “Bố mẹ tôi đều đã mất cả rồi”.

Vì quá tham ăn nên anh ta trả lời thật ngắn gọn để đỡ tốn thời gian và ăn được thật nhiều. Qua câu chuyện trên, tác giả muốn dùng tiếng cười để phê phán thói tham ăn và cách nói năng cộc lốc của những người như anh chàng trong truyện.

Tham khảo thêm: Hướng dẫn soạn bài Câu đặc biệt

Trên đây là nội dung trả lời câu hỏi bài 4 trang 18 SGK ngữ văn 7 tập 2 do Đọc Tài Liệu tổng hợp và biên soạn giúp em chuẩn bị bài và soạn bài Rút gọn câu tốt hơn trước khi đến lớp.

Chúc các em học tốt !

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM