Đọc Tài Liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 4 trang 177 sách giáo khoa Ngữ văn 7 phần soạn bài Mùa xuân của tôi chi tiết nhất cho các em tham khảo.
Đề bài: Đọc từ đoạn văn “Đẹp quá đi” đến hết và tìm hiểu:
a. Không khí và cảnh sắc thiên nhiên từ sau ngày rằm tháng Giêng qua sự miêu tả của tác giả?
b. Qua việc tái hiện những cảnh sắc và không khí ấy, tác giả đã thể hiện sự tinh tế, nhạy cảm trước thiên nhiên như thế nào?
Trả lời bài 4 trang 177 SGK văn 7 tập 1
Cách trả lời 1:
a) Không khí và cảnh sắc thiên nhiên từ sau ngày rằm tháng giêng:
- Hết tết mà chưa hết hẳn, đào hơi phai nhưng nhụy vẫn còn phong.
- Cỏ không không mướt xanh nhưng nức một mùi hương man mác.
- Mưa xuân thay thế cho mưa phùn.
- Con người trở về bữa cơm giản dị.
- Trên giàn hoa lí, vài con ong siêng năng đã bay đi kiếm nhị hoa.
- Giờ không còn thịt mỡ dưa hành mà thay vào đó là thịt thăn.
- Cánh màn điều hạ xuống.
- Các trò vui ngày tết cũng hết.
b) Tác giả đã miêu tả tinh tế sự chuyển biến của thiên nhiên trong một khoảng thời gian dài. Qua việc tái hiện những cảnh sắc, không khí ấy, có thể khẳng định: chính tình yêu và nỗi nhớ da diết đến cháy bỏng với Hà Nội đã làm thức dậy bao nỗi niềm trong tâm hồn tác giả khiến cho ngòi bút của ông tinh tế và nhạy cảm hơn.
Cách trả lời 2:
Trong phần còn lại của đoạn trích (từ "Đẹp quá đi" đến hết), tác giả tập trung miêu tả những nét riêng của trời đất, thiên nhiên và không khí mùa xuân sau ngày rằm tháng giêng âm lịch.
- Tác giả đã chọn đúng thời điểm giao mùa của đất trời. Rất nhiều sự vật, cỏ cây, thời tiết, khí hậu... đang trong quá trình chuyển giao: "Tết hết mà chưa hết hắn, đào hơi phai nhưng nhuỵ vẫn còn phong, cỏ không mướt xanh như cuối đông... trời đã hết nồm, mưa xuân bắt đầu thay thế cho mưa phùn...". Trong không khí ấy, lòng người cũng dễ đồng điệu: "mình cảm thấy một niềm vui sáng sủa". Ấn tượng mãnh liệt về ngày rằm tháng giêng đã giúp tác giả nhớ lại từng chi tiết nhỏ nhặt nhất: "Ấy là lúc thịt mỡ dưa hành đã hết, người ta bắt đầu trở về bữa cơm giản dị có cà om với thịt thăn điểm những lá tía tô thái nhỏ hay bát canh trứng cua vắt chanh ăn mát như quạt vào lòng...". Tình yêu và nỗi nhớ da diết, cháy bỏng đã làm thức dậy những nỗi niềm trong sâu thẳm tâm hồn, biến những sự vật, hiện tượng quen thuộc đối với mỗi người dân miền Bắc trở thành những kỉ niệm sâu sắc, thiêng liêng trong tâm hồn tác giả, khiến cho ngòi bút của tác giả trở nên đặc biệt tinh tế và nhạy cảm.
Cách trả lời 3:
- Không khí và cảnh sắc thiên nhiên sau ngày rằm tháng giêng:
+ Tất cả đều thay đổi, chuyến biến từ bầu trời, mặt đất, không khí cho đến sắc màu, từ cảnh sắc thiên nhiên cho đến sinh hoạt con người.
+ Cảnh sắc thiên nhiên
- Đào: hơi phai nhưng nhụy hãy còn phong.
- Cỏ: không mướt xanh nhưng nức một mùi hương man mác.
- Mưa xuân: Thay thế cho mưa phùn.
- Bầu trời: Hiện lên những làn sáng hồng hồng.
+ Không khí sinh hoạt
- Bữa cơm: đã trở về giản dị, thịt mỡ dưa hành đã hết
- Cánh màn điều: treo ở bàn thờ ông vải đã hạ xuống
- Các trò vui: tạm kết thúc nhường chỗ cho cuộc sống thường nhật
=> Không khí sinh hoạt đã trở về nhịp sống êm đềm thường nhật nhưng cảnh vật thiên nhiên dù có thay đổi chút ít nhưng vẫn rất đẹp, vẫn làm đắm say lòng người bởi cái mới mẻ của nó.
b. Ngòi bút tác giả
- Đoạn văn này đã bộc lộ sự quan sát và cảm nhận tinh tế nhạy cảm của tác giả, một ngòi bút tài hoa đằm thắm, sâu lắng.
- Tác giả là người am hiểu rất kĩ càng những phong tục tập quán của đời sống tâm hồn người Việt; đồng thời là người rất yêu thiên nhiên trân trọng sự sống và biết tận hưởng những vẻ đẹp của cuộc sống, của thiên nhiên mới viết lên được những câu văn lung linh và truyền cảm đến như thế.
=> Ngôn ngữ linh hoạt có hồn, luôn luôn vận động, so sánh chuẩn xác giàu màu sắc, liên tưởng phong phú khoáng đạt.
Cách trả lời 4:
Đoạn văn còn lại, tác giả đặc tả những điểm riêng biệt của trời đất, thiên nhiên, không khí mùa xuân sau ngày rằm tháng Giêng.
- Cảnh sắc thiên nhiên:
+ Đào hơi phai nhưng nhụy vẫn còn phong
+ Cỏ: không xanh mướt nhưng nức mùi thơm man mác
+ Mưa xuân: thay thế mưa phùn
+ Bầu trời: hiện lên những làn sáng hồng hồng
- Không gian sinh hoạt:
+ Bữa cơm: trở về sự giản dị thường ngày, thịt mỡ, dưa hành đã hết
+ Cánh màn điều treo trên bàn thờ treo ở bàn thờ ông bà ông vải đã được hạ xuống
+ Các trò vui ngày Tết: tạm kết thúc nhường chỗ cho cuộc sống thường nhật
-> Hoạt động của con người dần trở về nhịp thường nhật, cảnh vật có chút biến chuyển, thay đổi nhưng vẫn đẹp và say đắm lòng người bởi sự mới mẻ.
=> Việc tái hiện cảnh sắc, không khí mùa xuân để khẳng định tình yêu, nỗi nhớ luôn thường trực trong lòng tác giả, làm sống dậy nhiều nỗi niềm trong tâm hồn tác giả bằng ngòi bút tinh tế, nhạy cảm.
Tham khảo: Phát biểu cảm nghĩ tác phẩm Mùa xuân của tôi
-/-
Vậy là Đọc Tài Liệu đã gửi đến các em 4 cách trình bày câu trả lời cho bài 4 trang 177 SGK ngữ văn 7 tập 1 giúp em tham khảo để chuẩn bị bài và soạn bài Mùa xuân của tôi tốt hơn trước khi đến lớp.
Chúc các em học tốt !