Bài 4 trang 173 SGK Ngữ văn 12 tập 1

Xuất bản: 05/06/2020

Trả lời câu hỏi bài 4 trang 173 SGK Ngữ văn lớp 12 tập 1 phần hướng dẫn soạn bài Tự do - P. Ê-luy-a

Đọc Tài Liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 4 trang 173 sách giáo khoa Ngữ văn 12 tập 1 phần soạn bài Tự do - P. Ê-luy-a chi tiết nhất.

Đề bài:

Trong câu thơ “Tôi viết tên em” được lặp đi lặp lại, tôi có thể là tác giả và cũng có thể là những độc giả của bài thơ; viết có thể hiểu là “ghi, chép”. có thể hiểu là “hành động”. Từ đó hãy suy luận để chỉ ra tính chất thánh ca của bài thơ này trong cuộc kháng chiến chống phát xít Đức.

Trả lời bài 4 trang 173 SGK Ngữ văn 12 tập 1

Để soạn bài Tự do - P. Ê-luy-a lớp 12 kì 1 tối ưu nhất, Đọc Tài Liệu tổng hợp nhiều cách trả lời khác nhau cho nội dung câu hỏi bài 4 trang 173 trong phần nội dung Soạn văn 12 như sau:

Cách trả lời 1

Bài thơ thể hiện tình yêu tha thiết đối với tự do của tác giả đồng thời cũng truyền niềm khát khao tự do, khát khao hành động đến mọi người.

“Tôi viết tên em” như không có điểm dừng, kéo dài đến vô tận. “Tôi viết tên em” được lặp lại, tôi có thể là tác gủa và cũng có thể là những độc giả của bài thơ; viết có thể hiểu là “ghi, chép”, có thể hiều là hành động. Bởi đặt trong bối cảnh nước Pháp lúc bấy giờ: mất tự do, nhiều vùng bị Phát xít Đức chiếm đóng.

=> Do đó bài thơ là bài “Thánh ca” nêu cao tinh thần đấu tranh để đòi lại độc lập, tự do.

Cách trả lời 2

– Viết tự do lên mọi lúc, mọi nơi: ban đêm, ban ngày, lúc hửng đông, lúc đêm tối, khi ngoài đại dương mênh mông, nơi núi cao hiểm trở, lúc giông bão, khi bình yên.

– Tôi khao khát tự do đến cháy bỏng, mãnh liệt, vì vậy vị trí của “em” trở nên quan trọng, luôn ngự trị, chiếm trọn thời gian và suy nghĩ hành động của “tôi”.

– Với cấu trúc và sự suy luận, bài thơ giống như bản trường ca, khúc hát dài kêu gọi tự do, tác phẩm trở thành bài ca kêu gọi nhân dân Pháp đấu tranh cho tự do.

Cách trả lời 3

“Tôi viết tên em" khi đang tuổi ấu thơ, ban đêm, ba ngày, lúc hửng đông, lúc đêm tối, khi ở ngoài đại dương mênh mông hay trên núi cao hiểm trở, lúc bão giông hay khi bình yên...

Dù ở nét nghĩa nào thì “tôi" đều biểu hiện tự do cháy bỏng, mãnh liệt. “Tôi" đã bị thu phục hoàn toàn bởi “em". “Em" (tự do) đã ngự trị “tôi" chiếm trọn không gian của “tôi", chiếm hết thời gian của “tôi" và suy nghĩ hành động của “tôi" luôn hướng về “em".

Với cấu trúc và suy luận như vậy, bài thơ giống như lời của một bản trường ca, một khúc hát dài ca ngợi và kêu gọi tự do.

Đặt trong hoàn cảnh nước Pháp bị phát xít Đức xâm lược, nhân dân bị mất tự do, tác phẩm trở thành bài "Thánh ca", kêu gọi nhân dân Pháp đấu tranh vì tự do, giải phóng đất nước.

Tham khảo: Bình giảng bài thơ Tự do - P. Ê-luy-a

***

Bài 4 trang 173 SGK Ngữ văn 12 tập 1 được hướng dẫn trả lời và trình bày theo các cách khác nhau. Hãy vận dụng kết hợp với kiến thức của bản thân em để có những lựa chọn trình bày tối ưu nhất, dễ hiểu nhất khi soạn bài Tự do - P. Ê-luy-a nhé.

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM