Đọc Tài Liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 4 trang 166 sách giáo khoa Ngữ văn 7 phần soạn bài Chơi chữ chi tiết nhất cho các em tham khảo.
Đề bài: Năm 1946, bà Hằng Phương biếu Bác Hồ một gói cam, Bác Hồ đã làm một bài thơ tỏ lòng cảm ơn như sau:
Cảm ơn bà biếu gói cam,
Nhận thì không đúng, từ làm sao đây?
Ăn quả nhớ kẻ trồng cây,
Phải chăng khổ tận đến ngày cam lai?
Trong bài thơ này, Bác Hồ đã dùng lối chơi chữ như thế nào?
Trả lời bài 4 trang 166 SGK văn 7 tập 1
Cách trả lời 1:
Trong dòng thơ cuối này, Bác Hồ đã dùng thành ngữ Hán Việt: khổ tận cam lai (khổ: đắng; tận: hết; cam: ngọt; lai: đến). Ý cả dòng thơ này muốn nói: Phải chăng những tháng ngày tăm tối, khổ đau dưới ách nô lệ đã qua đi và những tháng ngày sung sướng, hạnh phúc được sống trong độc lập tự do đang đến với nhân dân ta lúc bấy giờ?
Trong bài thơ này, nhất là ở dòng thơ cuối, Bác Hồ đã sử dụng lối chơi chữ đồng âm (cam vừa có nghĩa là quả cam (mà bà Hằng Phương biếu) vừa có nghĩa là sung sướng, hạnh phúc được sống trong độc lập, tự do).
Cách trả lời 2:
Trong bài thơ này, Bác Hồ đã chơi chữ bằng các từ đồng âm: cam. Thành ngữ Hán việt: khổ tận cam lai (khổ: đắng, tận; hết, cam: ngọt, lai: đến)
Nghĩa bóng của thành ngữ này là hết khổ sở đến lúc sung sướng. “Cam” trong “cam lai” và cam trong gói “cam” là đồng âm.
Cách trả lời 3:
- Lối chơi chữ: sử dụng từ đồng âm – Đồng âm giữa từ thuần Việt và từ Hán Việt.
- Yếu tố Hán Việt : khổ - đắng; tận - hết; cam - ngọt; lai - đến.
Xuất phát từ:
- Thành ngữ : khổ tận cam lai (hết khổ đến sướng).
Tham khảo: Các biện pháp tu từ đã học, khái niệm và tác dụng của các biện pháp tu từ
-/-
Các em vừa tham khảo gợi ý một số cách trả lời bài 4 trang 166 SGK ngữ văn 7 tập 1 được Đọc Tài Liệu tổng hợp và biên soạn giúp em chuẩn bị bài và soạn bài Chơi chữ tốt hơn trước khi đến lớp.
Chúc các em học tốt !