Đọc Tài Liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 4 trang 157 sách giáo khoa Ngữ văn 10 phần đọc hiểu soạn bài Thơ Hai-cư của Ba-sô với các cách trình bày khác nhau để các em tham khảo.
Đề bài: Mối tương giao giữa các sự vật hiện tượng trong vũ trụ được thể hiện như thế nào ở bài 6,7 ?
Trả lời bài 4 trang 157 SGK văn 10 tập 1
Cách trả lời 1
- Ở bài 6 chúng ta bắt gặp cánh "hoa đào lả tả" và sóng nước hồ Bi- wa. Hoa đào lả tả hoa rụng báo hiệu mùa xuân ở Nhật Bản đã qua. Đây là thời kì chuyển giao mùa. Cái nhỏ bé nhất, đơn sơ nhất, tưởng như không có sinh linh nhưng cũng vẫn mang trong mình mối tương quan giao hòa, chuyển hóa của vũ trụ. Một cánh hoa đào mỏng tang nhỏ xíu cũng khiến hồ Bi-wa nổi sóng.
- Đến bài 7 ta bắt gặp "tiếng ve ngân", đặc trưng của mùa hè. Sự liên tưởng về chuyển giao mùa được hòa cảm trong cái nhìn, sự cảm giao và lắng nghe âm thanh. Xúc cảm ấy của nhà thơ thật tinh tế. Hình ảnh thơ rất đẹp: Hoa đào, hồ Bi-wa và tiếng ve ngân không chỉ lan tỏa trong không gian mà còn thấm sâu vào đá, đang vật chất biểu tượng cho tính cứng cỏi. Câu thơ đằm trong cảm nhận sâu sắc, thắm trong cái tình của con người với thiên nhiên, tạo vật.
Tham khảo: Phân tích bài Thơ hai-cư của Ba-sô
Cách trả lời 2
Về bài 6:
- Bài thơ miêu tả cảnh mùa xuân, mùa hoa anh đào nở.
- Tác giả liên tưởng cánh hoa đào phớt hồng, mỏng manh như giấy, lả tả bay, rụng xuống hồ và làm mặt nước gợn sóng
- Hình ảnh đẹp đẽ chứa đựng triết lí sâu sắc: sự tương giao mọi vật trong vũ trụ, mọi vật trong thế giới tác động qua lại lẫn nhau, không thể tồn tại độc lập
Về bài 7:
- Sự im lặng huyền diệu, trong cảnh u tịch có tiếng ve ngâm như thấm sâu vào đá
- Một liên tưởng độc đáo, không hề thậm xưng bởi cảnh u huyền đó là có thực và con người chìm vào thế giới suy tưởng của bản thân.
Cách trả lời 3
- Bài 6:
Từ bốn phương trời xa
cánh hoa đào lả tả
gợn sóng hồ Bi – oa
Hồ Bi – oa (Hồ Tì Bà) nằm ở tỉnh Si –ga, gần quê của Ba – sô. Quanh hồ Bi – oa có trồng rất nhiều hoa anh đào. Mỗi khi gió thổi, cánh hoa anh đào lại rụng lả tả như mây. Cánh hoa hồng nhạt, mong manh rụng xuống mặt hồ làm cho mặt hồ gợn sóng.
Thơ xưa thường có nhiều bài nói đến sự tương giao của các sự vật, hiện tượng trong vũ trụ. Bài thơ này là một bài thơ như thế. Cảnh tượng trên hồ Bi – oa chính là thể hiện sự tương giao của các vật trong vũ trụ (giữa trời, hoa và nước trên hồ).
Triết lí về sự tương giao là triết lí của Thiền tong (một dòng thiền của Phật giáo). Nó sâu xa nhưng lại được thể hiện bằng những hình tượng giản dị, nhẹ nhàng. Đó chính là một cảm thức thẩm mĩ trong thơ của Ba – sô.
- Bài 7:
Vắng lặng u trầm
Thấm sâu vào đá
Tiếng ve ngâm.
Bài thơ ra đời trong một lần Ba – sô leo lên núi đá để thăm chính điện chùa Riu-sa-ku-ji. Nó quả là một liên tưởng kì lạ, thể hiện sự tương giao cảm giác, âm thanh và vật thể, là sản phẩm mang đậm cảm giác u huyền của tôn giáo Thiền tông.
Tiếng ve là âm thanh, đá là vật thể. Sự giao hòa quả là không thể có. Thế nhưng trong cảnh u tịch, vắng lặng của chiều tà, khi tất cả đều im ắng hết lại (im ắng cả trong hồn), người ta như có thể nghe được tiếng ve rền rĩ như nhiễm vào, như thấm vào đá. Liên hệ đó độc đáo, kì lạ mà không hề khoa trương.
Xem thêm
Bài 5 trang 157 SGK Ngữ văn 10 tập 1: Khát vọng được sống, được tiếp tục lãng du của Ba-sô được thể hiện như thế nào trong bài 8?
Bài 6* trang 157 SGK Ngữ văn 10 tập 1: Tìm "quý ngữ" và cảm thức về cái vắng lặng, đơn sơ, u huyền trong các bài thơ 6,7,8 ?
Bài 4 trang 157 SGK Ngữ văn 10 tập 1 được Đọc Tài Liệu hướng dẫn trả lời và trình bày theo các cách khác nhau. Em hãy vận dụng kết hợp với kiến thức của bản thân để có những lựa chọn trình bày tối ưu nhất và dễ hiểu nhất khi soạn bài Thơ Hai-cư của Ba-sô.
Chúc các em học tốt !