Tài liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 4 trang 142 SGK Ngữ văn 7 tập một phần trả lời câu hỏi đọc - hiểu, soạn bài Cảnh khuya và Rằm tháng Giêng chi tiết và đầy đủ nhất.
Đề bài
Hãy nhận xét về hình ảnh không gian và cách miêu tả không gian trong bài Rằm tháng Giêng. Câu thơ thứ hai có gì đặc biệt về từ ngừ và đã gợi ra vẻ đẹp của không gian đêm rằm tháng Giêng như thế nào?
Trả lời bài 4 trang 142 SGK Ngữ văn 7 tập 1
Câu trả lời tham khảo
Cách trình bày 1
- Nhận xét về không gian miêu tả trong bài thơ:
- Rộng bao la: bởi sự mở ra đến vô biên của dòng sông và bầu trời. Tràn ngập ánh trăng, trời trăng, sông trăng và con thuyền chở đầy trăng.
- Tràn ngập ánh trăng: Tiêu đề của bài thơ đã thể hiện ý nghĩa đó, đây là ngày trăng đẹp nhất "Nguyệt chính viên": "trăng ngày rằm", hơn nữa đây là mùa trăng đầu tiên của năm, bao sự tinh khôi, mới mẻ, linh thiêng trong "rằm tháng Giêng".
- Tràn đầy sức xuân: sông xuân, nước xuân, trời xuân, vạn vật căng đầy sự sống.
⟹ Dù là ban đêm nhưng cảnh vật ở đây vẫn phơi phới lồng lộng rất đẹp và đầy sức sống.
- Cách miêu tả:
- Không miêu tả cụ thể chi tiết.
- Chú ý sự khái quát của toàn cảnh và sự hài hòa giữa các cảnh vật.
- Nét đặc biệt về từ ngữ của câu thơ thứ hai:
- Ba chữ xuân nối tiếp nhau: xuân giang, xuân thủy, xuân thiên.
- Ý nghĩa: thể hiện sự tràn đầy của sức xuân và sắc xuân, tạo cảm giác sức sống ấy đang ùn ùn trỗi dậy, đây là một mùa xuân đang ở trong trạng thái chuyển động lớn dần, lớn dần lên.
Cách trình bày 2
* Hình ảnh không gian và cách miêu tả không gian trong bài Rằm tháng riêng
– Hai câu thơ đầu vẽ ra khung cảnh không gian cao rộng, bát ngát tràn đầy ánh sáng trong trẻo và sức sống của mùa xuân
- Câu 1 Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên: mở ra hình ảnh vầng trăng xuân lồng lộng giữa một bầu trời xuân trong trẻo cao rộng
- Câu thơ thứ 2 Xuân giang xuân thủy tiếp xuân thiên: câu thơ vẽ ra không gian bát ngát xa rộng như không giới hạn với sông nước tiếp liền bầu trời
– Cách miêu tả không gian ở đây theo cách miêu tả truyền thống của thơ cổ phương Đông, chú ý đến đại thể đến toàn cảnh sự hài hòa thống nhất các bộ phận trong cái toàn thể chứ không đi sâu miêu tả đường nét
* Sự đặc biệt về từ ngữ trong câu thơ thứ hai
– Câu thơ có ba từ xuân được lặp đi lặp lại
– Tác dụng:
- Nhấn mạnh vẻ đẹp và sức sống mùa xuân của cảnh vật
- Khí xuân sắc xuân thấm vào từng cảnh vật tràn ngập cả đất trời
-------------
Đọc tài liệu vừa hướng dẫn các em trả lời câu hỏi bài 4 trang 142 SGK ngữ văn 7 tập 1 với mong muốn giúp các em hiểu bài kỹ hơn, qua đó soạn bài Cảnh khuya và Rằm tháng Giêng trong chương trình soạn văn 7 được tốt nhất trước khi tới lớp