Bài 4 trang 137 SGK Ngữ văn 7 tập 2

Xuất bản: 26/04/2020 - Cập nhật: 12/07/2022 - Tác giả: Giangdh

Trả lời câu hỏi bài 4 trang 137 SGK Ngữ văn lớp 7 tập 2 phần hướng dẫn soạn bài Kiểm tra phần văn

Hướng dẫn chi tiết trả lời bài 4 trang 137 sách giáo khoa ngữ văn lớp 7 tập 2 phần trả lời câu hỏi, soạn bài Kiểm tra phần văn ngắn gọn nhất giúp các em chuẩn bị tốt kiến thức trước khi tới lớp

Đề bài

: Chép lại hai câu thơ nói về vẻ đẹp của trăng trong hai bài thơ Cảnh khuya và Rằm tháng giêng của Hồ Chí Minh. Nhận xét về nghệ thuật miêu tả. Qua hình ảnh trăng, em cảm nhận như thế nào về vẻ đẹp của Bác?

Trả lời bài 4 trang 137 SGK văn 7 tập 2

"Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa"

(Cảnh khuya)

"Dạ bán quy lai, nguyệt mãn thuyền."

(Rằm tháng Giêng)

Thiên nhiên hiện lên trong bài Cảnh khuya không chỉ có tiếng suối róc rách chảy hóa thành tiếng hát trong trẻo, trầm bổng của người nghệ sĩ mà còn hiện lên với ánh trăng tràn ngập. Điệp từ “lồng” xuất hiện tới hai lần chỉ trong một câu thơ đã tạo ra một hình ảnh vô cùng độc đáo. Ánh trăng sáng chiếu xuống mặt đất, xuyên qua từng tán cây, kẽ lá tạo thành từng đốm sáng lấp lánh như những bông hoa trong đêm đen dày đặc. Không gian được Bác phác họa chỉ bằng vài nét bút tinh tế: Ánh trăng tràn ngâp khắp không gian như một lớp vàng được dát mỏng. Xa xa vọng lại là tiếng suối róc rách chảy. Cái yên lặng của màn đêm bỗng chốc trở thành bức phông nền hoàn hảo để thiên nhiên bộc lộ hết vẻ đẹp của mình. Vậy là, trăng trong thơ Bác là trở thành biểu tượng cho vẻ đẹp của thiên nhiên.

Câu sau phảng phất thơ Đường. Câu thơ Trương Kế “Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền” gợi cảm giác rất buồn, rất lẻ loi thì câu thơ của Bác chủ động hơn. “Bác và các đồng chí của mình sau khi bàn việc quân giữa chốn thần tiên nơi khói sóng quây tụ trên sông đã “qui lai” (quay về). Con thuyền chở người đã trở thành con thuyền chở trăng.

Những câu thơ miêu tả ánh trăng trong hai bài thơ Cảnh khuya và Rằm tháng Giêng khiến người đọc cảm nhận được những nét đẹp tinh tế trong tâm hồn của người chiến sĩ - thi sĩ Hồ Chí Minh. Ánh trăng trong thơ Bác là biểu tượng cho khao khát tự do, hòa bình, độc lập của người chiến sĩ cộng sản. Có thể nói, những câu thơ nói về vẻ đẹp của trăng trong hai bài thơ Cảnh khuya và Rằm tháng Giêng đã khắc họa được vẻ đẹp tâm hồn của người chiến sĩ - thi sĩ Hồ Chí Minh. Ánh trăng trong thơ Bác luôn vận động và phát triển cùng với dòng chảy trôi của lịch sử và dĩ nhiên, nó trở thành biểu tượng đẹp đẽ cho khao khát cháy bỏng về tự do, hòa bình cũng là biểu tượng cho tinh thần lạc quan của người chiến sĩ cách mạng.

-----------

Đọc tài liệu vừa hướng dẫn các em trả lời câu hỏi bài 4 trang 137 SGK ngữ văn 7 tập 2 với mong muốn giúp các em hiểu bài kỹ hơn, qua đó chuẩn bị Soạn bài Kiểm tra phần văn trong chương trình soạn văn 7 được tốt nhất trước khi tới lớp

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM