Bài 4 trang 134 SGK Ngữ văn 7 tập 1

Xuất bản: 14/07/2020 - Cập nhật: 11/07/2022 - Tác giả: Giangdh

Trả lời câu hỏi bài 4 trang 134 SGK Ngữ văn lớp 7 tập 1 phần hướng dẫn soạn bài Bài ca nhà tranh bị gió thu phá

Tài liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 4 trang 134 SGK Ngữ văn 7 tập một phần trả lời câu hỏi đọc - hiểu, soạn bài Bài ca nhà tranh bị gió thu phá chi tiết và đầy đủ nhất.

Đề bài

Giả sử không có 5 dòng thơ cuối thì ý nghĩa, giá trị biểu cảm của bài thơ sẽ giảm đi như thế nào? Phân tích tình cảm cao quý của nhà thơ được biếu hiện qua phần cuối.

Trả lời bài 4 trang 134 SGK Ngữ văn 7 tập 1

Câu trả lời tham khảo

Câu trả lời chi tiết

Giá trị của bài thơ đã tăng lên nhiều lần nhờ ở đoạn kết:

“Ước được nhà rộng muôn ngàn gian,

Cho khắp thiên hạ kẻ sĩ nghèo đều hân hoan,

Gió mưa chẳng núng, vững vàng như thạch bản!

Than ôi! Bao giờ nhà ấy sừng sững dựng trước mắt

Riêng lều ta nát, chịu chết rét cũng được!”

Để viết những dòng thơ “xuất thần” tuyệt vời này, Đỗ Phủ vượt lên trên nỗi đau khổ, nghèo túng của chính bản thân mình.

Nhà thơ mơ ước có được “nhà rộng muôn ngàn gian” vững chãi trước giông bão gió mưa để che cho những kẻ sĩ nghèo trong khắp thiên hạ. Bao giờ nhìn thấy nhà ấy sừng sững dựng trước mắt thì riêng lều của nhà thơ tan nát, tấm thân cửa nhà thơ dẫu có chết vì giá rét vẫn cam lòng.

Đây đúng là một ước mơ cao cả chan chứa lòng vị tha (vì chỉ nghĩ tới người khác) và tinh thần nhân đạo (ưức mong cho mọi người được hân hoan vui sướng).

Tinh thần tiên ưu, hậu lạc (lo trước, vui sau) của Nho giáo đã thấm sâu vào tâm hồn Đỗ Phủ. Nhà thơ tuy nghèo khổ rất mực nhưng lại không muốn mình sung sướng trước mọi người. Ồng mơ ước cho mọi người được sung sướng trước ông và hơn ông.

Thật là một tư tưởng giàu tính nhân văn đáng ca ngợi.

Câu trả lời ngắn gọn

Nếu không có đoạn cuối của bài thơ thì giá trị biểu cảm của bài thơ giảm đáng kể khi chỉ có giá trị hiện thực:

  • Người đọc sẽ chỉ nhìn thấy hoàn cảnh khốn khó của nhà thơ mà không nhìn thấy được tấm lòng nhân hậu của nhà thơ
  • Không thấy được vẻ đẹp của giấc mơ và tấm lòng nhân ái, vị tha của tác giả

→ Nhờ vào 5 câu thơ cuối nỗi đau của người trở thành tấm gương phản chiếu mạnh mẽ nhất nỗi đau chung của muôn người, muôn nhà

Tham khảo thêm cách trình bày khác

Nếu không có năm câu thơ cuối thì bài thơ sẽ chỉ có giá trị hiện thực mà mất đi giá trị nhân đạo cao cả.

- Vì 3 câu thơ đầu thể hiện ước mơ:

  • Lòng nhân ái: ước mơ nhà rộng che chở khắp thiên hạ - ước mong mọi người được hân hoan, sung sướng.
  • Lòng vị tha: không màng cái khổ của bản thân “Riêng lều ta nát, chịu chết rét cũng được”mà chỉ nghĩ tới người khác.

- Hai dòng sau:

  • Tác giả thấy người khác còn khổ hơn mình, cho nên ông đặt  nỗi khổ của họ  trên nỗi khổ của mình.
  • Tác giả muốn xả thân hi sinh.

-------------

Trên đây là nội dung trả lời câu hỏi bài 4 trang 134 SGK Ngữ văn 7 tập 1 do Đọc Tài Liệu tổng hợp và biên soạn giúp các em tham khảo để soạn bài Bài ca nhà tranh bị gió thu phá trong chương trình soạn văn 7 được tốt hơn trước khi đến lớp.

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM