Bài 4 trang 130 SGK Ngữ văn 10 tập 1

Xuất bản: 29/06/2020 - Cập nhật: 19/07/2022 - Tác giả:

Trả lời câu hỏi bài 4 trang 130 SGK Ngữ văn lớp 10 tập 1 phần hướng dẫn soạn bài Nhàn - Nguyễn Bỉnh Khiêm

Tài liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 4 trang 130 sách giáo khoa Ngữ văn 10 tập 1 phần soạn bài Nhàn - Nguyễn Bỉnh Khiêm chi tiết và đầy đủ nhất.

Đề bài:

Đọc chú thích 4 để hiểu điển tích được vận dụng trong hai câu thơ cuối. Anh (chị) cảm nhận như thế nào về nhân cách Nguyễn Bỉnh Khiêm?

Gợi ý trả lời 4 tập trang 130 SGK văn 10 tập 1

Cách trình bày 1

Hai câu cuối thể hiện vẻ đẹp trí tuệ của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Nguyễn Bỉnh Khiêm là một bậc thức giả uyên thâm, cũng đã từng vào ra chốn quan trường, đã tận hiểu quy luật biến dịch của cuộc đời, cũng hiểu danh lợi chỉ là phù du, do đó đã phủi tay với vòng danh lợi, tìm sự tĩnh lặng cho tâm hồn, hòa nhập cùng thiên nhiên:

“Rượu, đến cội cây, ta sẽ uống
Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao”

Tác giả bộc lộ thái độ xem thường phú quý, coi chốn quyền danh phú quý chỉ là giấc chiêm bao, không có thực, qua đó khẳng định thêm một lần nữa sự lựa chọn phương châm sống, cách ứng xử của riêng mình.

Cách trình bày 2

– Điển tích: Thuần Vu Phần uống rượu nằm dưới gốc cây hòe để thức tỉnh, nhận ra chân lý cuộc sống: Phú quý chỉ là một giấc chiêm bao, ảo mộng.

=> Thái độ coi thường, phú quý, danh lợi.

– Tác giả khẳng định cái tồn tại vĩnh hằng là thiên nhiên và nhân cách con người. Phủ nhân danh lợi, vật chất đều là hư vô.

=> Quan niệm sống cao cả của một bậc đại nhân, đại chí.

Cách trình bày 3

- Với điển tích Thuần Vu, ta thấy hai câu cuối của bài thơ thể hiện quan niệm sống mang tính triết lí của tác giả: sống ẩn dật, xa lánh cuộc đời bon chen để giữ cho tâm hồn cốt cách được trong sạch: với “phú quý” (sự giàu sang) nhà nho chỉ thấy “tựa chiêm bao” (như trong giấc mộng) nghĩa là có mà cũng như không, rất phù phiếm, không có gì quan trọng...

- Đây là triết lí của đạo Nho: sự thịnh hay suy là quy luật của vũ trụ, đất nước, triều đại có lúc hưng, lúc vong. Nhà nho là người “hiểu được ý Trời” nên khi nào ra làm quan, khi nào về ở ẩn, tất thảy đều tuân theo “mệnh Trời” (với tư cách là hình ảnh của quy luật tự nhiên và xã hội). Trong cả hai trường hợp, nhà nho chân chính đều tự coi mình là cao quý, họ phải giữ cho tâm hồn, cốt cách trong sạch, không bị thói đòi làm hoen ố.

=> Hai câu cuối cho thấy tâm hồn, nhân cách của Nguyễn Bỉnh Khiêm thể hiện rõ là một kẻ sĩ thanh cao và trong sạch.

Cách trình bày 4

Điển tích vua Thuần Vu, thể hiện quan điểm sống mang tính triết lý của tác giả- bậc trí giả uyên thâm, từng ra vào chốn quan trường hiểm ác.

- Tác giả muốn giữ sự thanh cao, trong sạch trong tâm hồn: xem phú quý tựa chêm bao, phù phiếm…

- Sự suy thịnh thuộc về quy luật của vũ trụ, triều đại, đất nước, vì vậy nhà Nho chân chính đều tự ý thức được sự cao quý của bản thân, vì vật cần giữ tâm hồn thanh sạch, không bị thói đời đua chen làm hoen ố.

- Hai câu cuối cho thấy tâm hồn, nhân cách của Nguyễn Bỉnh Khiêm là kẻ sĩ thanh cao, liêm khiết.

Cách trình bày 5

Hai câu cuối thể hiện vẻ đẹp trí tuệ của Nguyễn Bỉnh Khiêm:

“Rượu, đến cội cây, ta sẽ uống

Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao” 

Nguyễn Bỉnh Khiêm là một người học bác uyên thâm, đã từng lăn lộn chốn quan trường, đã hiểu quy luật biến dịch của cuộc đời, cũng hiểu danh lợi là phù du, do đó ông đã tìm đến cuộc sống tĩnh lặng cho tâm hồn, hòa nhập cùng thiên nhiên xem phú quý như một giấc chiêm bao, một giấc mộng phù du hư ảo. Đó mới chính là cuộc sống của một nhân cách lớn, một nhà trí tuệ lớn.

Tham khảo thêm: Cảm nhận bài thơ Nhàn - Nguyễn Bỉnh Khiêm

-/-

Trên đây là gợi ý trả lời câu hỏi bài 4 trang 130  SGK ngữ văn 10 tập 1 được Học Tốt biên soạn chi tiết giúp các em soạn bài Nhàn - Nguyễn Bỉnh Khiêm trong chương trình soạn văn 10 tốt hơn trước khi đến lớp.

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM