Bài 4 trang 128 SGK Ngữ văn 12 tập 1

Xuất bản: 02/06/2020 - Tác giả:

Trả lời câu hỏi bài 4 trang 128 SGK Ngữ văn lớp 12 tập 1 phần hướng dẫn soạn bài Luật thơ (tiếp theo)

Đọc Tài Liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 4 trang 128 sách giáo khoa Ngữ văn 12 tập 1 phần soạn bài Luật thơ (tiếp theo) chi tiết nhất.

Đề bài:

Tìm những yếu tố vần, nhịp và hài thanh của khổ thơ sau đây để chứng minh ảnh hưởng của thể thơ thất ngôn Đường luật đối với thơ mới:

Sóng gợn tràng giang buôn điệp điệp,
Can thuyền xuôi mái nước song song,
Thuyền về nước lại, sầu trăm ngã;
Củi một cành khô lạc mấy dòng.

(Huy Cận, Tràng giang)

Trả lời bài 4 trang 128 SGK văn 12 tập 1

Để soạn bài Luật thơ (tiếp theo) lớp 12 kì 1 tối ưu nhất, Đọc Tài Liệu tổng hợp nhiều cách trả lời khác nhau cho nội dung câu hỏi bài 4 trang 128 trong phần nội dung Soạn văn 12 như sau:

Cách trả lời 1

– Vần: độc vận (một vần), ong (song, dòng).

– Nhịp 4/3

– Hài thanh

T T B B B T T

B B B T T B B

B B T T B B T

T T B B T T B

Nhìn chung về vần, nhịp, hài thanh tương tự với vần, nhịp và hài thanh của thể thơ thất ngôn bát cú.

Cách trả lời 2

Xác định các yếu tố vần, nhịp, hài thanh:

Sóng gợn tràng giang/ buồn điệp điệp (4 - 3)

T -  T  -  B  -  B  -  B - T  - T

Con thuyền xuôi mái / nước song song (4 - 3)

B – B - B - T – T – B - Bv

Thuyền về/ nước lại sầu/ trăm ngả (2-3-2)

B – B – T – T – B – B - T

Củi một dòng khô/ lạc mấy dòng (4 -3)

T – T – B – B – T – T – Bv

Những yếu tố vần, nhịp và hài thanh của khổ đầu bài thơ Tràng giang của Huy Cận để chứng minh ảnh hưởng của thể thơ thất ngôn bát cú trong thơ mới là

- Gieo vần: vần chân, gieo vần cách (song, dòng) và là vần bằng (Bv).

- Ngắt nhịp: 4/3 (như cách ngắt nhịp trong thể thơ thất ngôn bát cú).

- Hài thanh: tuân thủ theo đúng mô hình của thể thơ thất ngôn bát cú (đã ghi các thanh bằng (B) và trắc (T) ở các tiếng thứ 2, 4, 6 trên bốn dòng thơ).

Cách trả lời 3

-   Xác định các yếu tố vần, nhịp, hài thanh:

Sóng gợn tràng giang/ buồn điệp điệp (4 - 3)

T -T - B - B - B - T - T

Con thuyền xuôi mái / nước song song (4 - 3)

B - B - B - T - T - B - Bv

Thuyền về/ nước lại/ sầu trăm ngả (2-2-3) (4-3)

B - B - T - T - B - B - T

Củi một cành khô/ lạc mấy dòng (4 -3)

T - T - B - B - T - T - Bv

- Chứng minh sự ảnh hưởng của thể thơ thất ngôn Đường luật đối với Thơ Mới:

+ Về vần: Thơ mới vẫn chịu ảnh hưởng của vần thơ Đường luật, chủ yếu gieo vần chân.

+ Về nhịp thơ: Thơ mới chủ yếu vẫn sử dụng 3-4 hoặc 4-3 như trong thơ Đường luật cổ.

+ Về hài thanh: Thơ mới vẫn tuân thủ niêm luật Đường thi: Chữ thứ hai câu hai phải cùng niêm (thanh bằng hay thanh trắc) với chữ thứ hai câu 3.

Cách trả lời 4

Sóng gợn tràng giang/ buồn điềp điệp (4 - 3)

T       B              T

Con thuyền xuôi mái / nước song song (4 - 3)

B          T           B

Thuyền về/ nước lại/ sầu trăm ngả (4-3)

B      T            B

Củi một cành khô/ lạc mấy dòng (4 -3)

T          B               T

– Gieo vần: vần chân, gieo vần cách (song, dòng) và là vần bằng (B)

– Ngắt nhịp: 4-3 (như cách ngắt nhịp trong thể thơ thất ngôn bát cú)

– Hài thanh: theo đúng mô hình của thể thơ thất ngôn bát cú (đã ghi các thanh bằng (B) và trắc (T) ở các tiếng thứ 2, 4, 6 trên bốn dòng thơ).

-/-

Trên đây là nội dung trả lời câu hỏi bài 4 trang 128 SGK Ngữ văn 12 tập 1 theo nhiều cách khác nhau do Đọc Tài Liệu tổng hợp và biên soạn giúp các em tham khảo để soạn bài Luật thơ (Tiếp theo) tốt hơn trước khi đến lớp.

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM