Hướng dẫn chi tiết trả lời bài 4 trang 125 SGK Ngữ văn lớp 8 tập 1 phần trả lời câu hỏi luyện tập, soạn bài Câu ghép (tiếp theo) ngắn gọn nhất giúp các em ôn tập tốt kiến thức trước khi tới lớp.
Đề bài
Đọc đoạn trích dưới đây và trả lời câu hỏi. Chị Dậu càng tỏ ra bộ đau đớn:
Thôi, u van con, u lạy con, con có thương thầy, thương u, thì con đi ngay bây giờ cho u. Nếu con chưa đi, cụ Nghị chưa giao tiền cho, u chưa có tiền nộp sưu thì không khéo thầy con sẽ chết ở đình, chứ không sống được. Thôi, u van con, u lạy con, con có thương thầy, thương u, thì con đi ngay bây giờ cho u.
(Ngô Tất Tố, Tắt đèn)
a. Quan hệ ý nghĩa giữa các vế của câu ghép thứ hai là quan hệ gì? Có nên tách mỗi vế của câu thành một câu đơn không? Vì sao?
b. Thử tách mỗi vế trong các câu ghép thứ nhất và thứ ba thành một câu đơn. So sánh cách viết ấy với cách viết trong đoạn trích, qua mỗi cách viết, em hình dung nhân vật nói như thế nào ?
Trả lời bài 4 trang 125 SGK Ngữ văn 8 tập 1
Để soạn bài Câu ghép (tiếp theo) tối ưu nhất, Đọc Tài Liệu tổng hợp nhiều cách trình bày khác nhau cho nội dung câu hỏi bài 4 trang 125 sgk văn 8 tập 1 như sau:
Cách trình bày 1
a) Quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu ghép thứ hai là quan hệ giả thuyết - kết quả. Không thể tách mỗi vế của câu ghép thành câu đơn:
- Hai vế liên kết với nhau chặt chẽ, mỗi vế chỉ là một ý chưa trọn vẹn
- Cặp từ hô ứng nếu…thì
b) Nếu tách vế câu ghép 1 và 3 thành những câu đơn thì lời nói của nhân vật rời rạc, không diễn đạt hết sự tha thiết, liền mạch, khẩn khoản trong lời nói và hành động của nhân vật chị Dậu.
Cách trình bày 2
a. Các vế của câu ghép thứ hai có quan hệ giả thiết – kết quả. Không nên tách thành các câu đơn. Vì hai vế được liên kết bởi cặp quan hệ từ, chúng có ý nghĩa gắn bó, liên kết với nhau.
b. Nếu ta tách mỗi vế của câu ghép 1 và 3 thành những câu đơn thì lời nói của nhân vật trở nên rời rạc, không thể hiện được sự khẩn thiết, khắc khoải trong lời nói và hành động của nhân vật.
Cách trình bày 3
a) Quan hệ ý nghĩa giữa các vế cúa câu ghép thứ hai là quan hệ điều kiện - kết quả. Nếu tách mỗi vế câu thành một câu đơn thì không thể hiện rõ được mối quan hệ này.
b) Thử tách mỗi vế trong các câu ghép thứ nhất và thứ ba thành một câu đơn:
- Thôi! U van con. U lạy con. Con có thương thầy, thương u con đi ngay bây giờ cho u.
=> Thế là một loạt câu ngắn xếp cạnh nhau khiến người đọc hình dung một lối nói nhát gừng hay uất nghẹn. Trong khi đó trong văn cảnh này cách viết của tác giả thế hiện lối nói kể lể thiết tha, van vỉ của chị Dậu.
Cách trình bày 4
a. Quan hệ ý nghĩa giữa các vế của câu ghép thứ hai là quan hệ giả thiết - hệ quả. Không nên tách mỗi vế câu ghép thành một câu đơn vì. Ý hai vế này liên kết với nhau chặt chẽ, tách mỗi vế ý chưa trọn vẹn.
b. Nếu tách các vế trong câu thứ nhất và thứ ba thành những câu đơn thì hàng loạt các câu đơn đặt cạnh nhau như vậy khiến chúng ta hình dung nhân vật (chị Dậu) nói nhát gừng hoặc nghẹn ngào, không thể hiện được sự khẩn thiết, khắc khoải trong lời nói và hành động của nhân vật.
- Các vế của câu ghép có quan hệ ý nghĩa với nhau khá chặt chẽ. Những quan hệ thường gặp là : quan hệ nguyên nhân, quan hệ điều kiện (giả thiết), quan hệ tương phản, quan hệ tăng tiến, quan hệ lựa chọn, quan hệ bổ sung, quan hệ tiếp nối, quan hệ đồng thời, quan hệ giải thích.
- Mỗi quan hệ thường được đánh dấu bằng những quan hệ từ, cặp quan hệ từ hoặc cặp từ hô ứng nhất định. Tuy nhiên, để nhận biết chính xác quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu, trong nhiều trường hợp, ta phải dựa vào văn cảnh hoặc hoàn cảnh giao tiếp.
---------------
Các em vừa tham khảo cách trả lời bài 4 trang 125 SGK ngữ văn 8 tập 1 được Đọc Tài Liệu tổng hợp và biên soạn giúp em ôn tập và soạn bài Câu ghép (tiếp theo) tốt hơn trước khi đến lớp.
Còn rất nhiều những bài tập khác thuộc chương trình soạn văn 8 đã được chúng tôi biên soạn. Hãy thường xuyên truy cập vào trang để cập nhật nhé.