Bài 4 trang 123 SGK Ngữ văn 9 tập 1

Xuất bản: 09/09/2020 - Tác giả: Giangdh

Trả lời câu hỏi bài 4 trang 123 SGK Ngữ văn lớp 9 tập 1 phần hướng dẫn soạn bài Tổng kết về từ vựng

Tài liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 4 trang 123 SGK Ngữ văn 9 tập 1 phần trả lời câu hỏi thành ngữ, soạn bài Tổng kết về từ vựng chi tiết và đầy đủ nhất.

Đề bài

Tìm hai dẫn chứng về việc sử dụng thành ngữ trong văn chương.

Trả lời bài 4 trang 123 SGK Ngữ văn 9 tập 1

Câu trả lời tham khảo

Cách trình bày 1

Kiến bò miệng chén chưa lâu,

Mưa sâu cũng trả nghĩa sâu cho vừa.

(Nguyễn Du - Truyện Kiều)

Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa...

(Trần Quốc Tuấn - Hịch tướng sĩ)

- Cá chậu chim lồng cảnh tù túng, bó buộc, mất tự do. Ví dụ: Một đời được mấy anh hùng, bỏ chi cá chậu chim lồng mà chơi!

(Nguyễn Du, Truyện Kiều).

- Cửu các buồng khuê: nơi ở của con gái giàu sang ngày xưa, chỉ người con gái khuê các. Ví dụ: Xót mình của các buồng khuê, Vỡ lòng học lấy những nghề nghiệp hay

(Nguyễn Du, Truyện Kiều).

Cách trình bày 2

Dẫn chứng về việc sử dụng thành ngữ trong văn chương :

- Vợ chàng quỷ quái tinh ma

Phen này kẻ cắp bà già gặp nhau.

(Truyện Kiều – Nguyễn Du)

 - Quả cau nho nhỏ miếng trầu hôi

Này của Xuân Hương mới quệt rồi

Có phải duyên nhau thì thắm lại

Đừng xanh như lá bạc như vôi.

(Mời trầu – Hồ Xuân Hương)

Cách trình bày 3

Câu thơ của nhà thơ Tú Xương:

Một duyên hai nợ âu đành chịu

Năm nắng mười mưa dám quản công

Câu thơ của nhà thơ Hồ Xuân Hương:

Thân em vừa trắng lại vừa tròn

Bảy nổi ba chìm với nước non.

----------

Đọc tài liệu vừa hướng dẫn các em trả lời câu hỏi bài 4 trang 123 SGK ngữ văn 9 tập 1 với mong muốn giúp các em hiểu bài kỹ hơn, qua đó soạn bài Tổng kết về từ vựng trong chương trình soạn văn 9 được tốt nhất trước khi tới lớp

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM