Bài 4 trang 12 SGK Ngữ văn 9 tập 2

Xuất bản: 19/12/2019 - Tác giả:

Trả lời câu hỏi bài 4 trang 12 SGK Ngữ văn lớp 9 tập 2 phần hướng dẫn soạn bài Luyện tập phân tích và tổng hợp ngữ văn 9.

Đọc Tài Liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 4 trang 12 sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập Hai phần soạn bài Luyện tập phân tích và tổng hợp chi tiết nhất.

Đề bàiHãy viết đoạn văn tổng hợp những điều đã phân tích trong bài Bàn về đọc sách

.

Trả lời bài 4 trang 12 SGK văn 9 tập 2

Tham khảo một số đoạn văn mẫu sau:

1. Chúng ta cần đọc sách, không chỉ vì sách lưu giữ và truyền lại tri thức nhân loại, những kiến thức từ xa xưa khi khai thiên lập địa mà còn để hình thành nhân cách, để làm người. Người ta đọc sách, nghiền ngẫm, suy tư, từ đó học được tính tự học, tư duy logic hơn. Không chỉ vậy, những cuốn sách văn học còn dẫn óc tưởng tượng ta bay đến bao miền đất lạ… Như vậy, đọc sách vừa cho ta tiếp thu nguồn kiến thức vô hạn của người xưa, vừa rèn cho ta những thói quen tư duy, tự học, rèn luyện nhân cách và học làm người.

2. Một trong những con đường tiếp thu tri thức khoa học nhân loại - con đường ngắn nhất là đọc sách. Sách là kiến thức của con người đã được tích luỹ, chọn lọc, tổng hợp, là kho tàng vô tận chứa biết bao nhiêu điều bổ ích. Muốn đọc sách có hiệu quả phải chọn những cuốn sách quan trọng mà đọc kỹ. Không chỉ đọc sách chuyên sâu mà còn đọc mở rộng những liên quan để hỗ trợ cho việc nghiên cứu chuyên sâu. Khi đọc, không đọc lấy số lượng. Không nên đọc lướt qua, đọc để trang trí bề mặt mà phải vừa đọc vừa suy ngẫm: “trầm ngâm - tích luỹ - tưởng tượng”. Đọc có kế hoạch, có hệ thống, không đọc tràn lan theo kiểu hứng thú cá nhân. Đọc từ khái quát tới chi tiết, đọc và nghiền ngẫm những điều trong sách để áp dụng vào cuộc sống. Nhà văn M.Gorki từng nói: “Sách mở rộng ra trước mắt tôi những chân trời mới”, vì vậy nếu không có sách lịch sử im lặng, văn chương câm điếc.

 3.

Tác giả Chu Quang Tiềm đã thông qua "Bàn về đọc sách" để mong muốn gửi đến bạn đọc vai trò quan trọng của việc đọc sách. Đọc sách không phải cốt số lượng, đọc ít mà chú tâm còn hơn đọc nhiều mà không hiệu quả. Chúng ta phải chọn lọc sách để đọc cho tốt. Sách vở có chất lượng khác nhau, do đó cần lựa chọn những sách hay mà đọc, không được lãng phí thời gian vào đọc những loại sách vô thưởng vô phạt. Đọc sách cần có kĩ năng, hiểu sâu, đọc sách tăng vốn hiểu biết của bản thân để có thể vận dụng nhiều vào thực tiễn và cuộc sống.

4. Ngạn ngữ phương Đông có câu: "Hãy để lại cho con cái một ngôi nhà, một cái nghề và một quyển sách!". Một ngôi nhà vừa là tài sản vật chất, vừa là nơi để ở theo tinh thần "an cư lạc nghiệp". Một cái nghề vừa là phương tiện kiếm sống, vừa là phần đóng góp nhỏ bé của công dân cho xã hội. Còn một quyển sách là tài sản tinh thần vô giá. Trong quyển sách ấy có tri thức, có kinh nghiệm sống, có hoài bão, có ước mơ,... của tiền nhân truyền đạt và gửi gắm cho muôn đời con cháu. Trong rất nhiều lời răn dạy của tiền nhân, chắc chắn có những lời răn bổ ích, thấm thía về việc học hành, chẳng hạn như: "Ngọc bất trấc bất thành khí, nhân bất học bất vô tri lí". Như vậy việc học tập có vai trò quyết định trong việc lập thân của mỗi người. Vì thế muốn thành tài phải khổ công học tập, rèn luyện, phải học có đầu có đuôi, học đến nơi đến chốn, tuyệt đối không được học qua loa đối phó theo kiểu "cưỡi ngựa xem hoa" cốt chỉ lấy được tấm bằng mà thực chất chỉ là hành vi lừa người dối mình. Trong quá trình học tập phải đọc sách, cho nên ta phải biết chọn sách mà đọc và biết cách đọc để tiếp thu có hiệu quả những tri thức và kinh nghiệm của tiền nhân, đó chính là hành trang quan trọng để làm cuộc "trường chinh vạn dặm trên con đường học vấn" của mỗi người.

>>> Đọc thêm

Soạn bài Phép phân tích và tổng hợp

-/-

Trên đây một số đoạn văn mẫu trả lời cho câu hỏi bài 4 trang 12 SGK ngữ văn 9 tập 2 được Đọc Tài Liệu tổng hợp và biên soạn giúp các em tham khảo để soạn bài Luyện tập phân tích và tổng hợp tốt hơn trước khi đến lớp.

Chúc các em học tốt !

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM