Đọc Tài Liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 4 trang 118 sách giáo khoa Ngữ văn 10 phần đọc hiểu soạn bài Cảnh ngày hè (Nguyễn Trãi) với những cách trình bày khác nhau cho các em tham khảo.
Đề bài: Hai câu thơ cuối cho thấy tấm lòng của Nguyễn Trãi đối với người dân thế nào? Nhận xét về âm điệu kết thúc bài thơ.
Trả lời bài 4 trang 118 SGK văn 10 tập 1
Cách trả lời 1
- Hai câu thơ cuối bộc lộ tấm lòng yêu nước thương dân sâu nặng, tha thiết của Nguyễn Trãi. Nhà thơ ao ước có cây đàn của vua Thuấn để gảy khúc Nam phong ca ngợi cảnh thanh bình của nhân dân.
- Câu cuối là câu lục ngôn với âm điệu khác hẳn những câu thất ngôn bên trên, âm điệu ngắn gọn, chắc nịch, dồn tụ cảm xúc của cả bài, nhấn mạnh lí tưởng mong cho nhân ở tất cả mọi nơi trên đất nước được ấm no, hạnh phúc của tác giả.
Tham khảo: Phân tích bài thơ Cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi
Cách trả lời 2
- Hai câu thơ cuối cho ta hiểu tấm lòng của Nguyễn Trãi đối với người dân là một tấm lòn yêu thiên nhiên, một tấm lòng ân ái với dân, với nước.
- Âm điệu câu thơ lục ngôn (6 chữ) kết thúc bài thơ khác âm điệu những câu thất ngôn (7 chữ) là: ông ước được chiếc đàn của vua Thuấn để gảy khúc Nam phong mong cho dân giàu mọi phương. Câu kết của bài thơ thể hiện sự dồn nén cảm xúc của toàn bài thơ.
=> Sự thay đổi âm điệu như vậy có tác dụng trong việc thể hiện tình cảm của tác giả là ông mong cho dân no đủ mọi nơi, mọi miền và hạnh phúc đến với tất cả mọi người.
Cách trả lời 3
- Hai câu kết diễn tả khát vọng, nỗi lòng da diết của tác giả về cuộc sống yên bình, hạnh phúc của dân chúng:
+ Nhà thơ mong mỏi khúc đàn Nam Phong của vua Thuấn, khúc đàn tượng trưng cho sự no đủ, thuận hòa của nhân dân
+ Lấy chuyện xưa để nói tới hiện tại, cho thấy tấm lòng yêu nước thương dân tới muôn đời
- Câu thơ cũng gợi lên khúc nhạc ngợi ca cuộc sống thái bình, no đủ của dân chúng, đồng thời cũng là lời nhắc các bậc quân vương lấy dân làm trọng
- Nhà thơ thể hiện niềm mong ước, nguyện vọng cho đất nước thái bình chính là tư tưởng “lấy dân làm gốc” của Nguyễn Trãi
+ Tư tưởng này có nguồn gốc từ lời dạy của Khổng Tử “dân vi bản, xã tắc vi quy, quân vi khinh
- Âm điệu của bài thơ có sự thay đổi, lúc nhanh dồn dập, lúc lại thong thả khoan thai.
- Tác dụng của việc kết thúc bằng câu thơ lục ngôn: cảm xúc được dồn nén, dư âm được mở ra – đó cũng là tác dụng khi kết thúc bằng câu thơ sáu chữ trong thơ thất ngôn.
Xem thêm
Bài 5 trang 119 SGK Ngữ văn 10 tập 1: Cảm hứng chủ đạo của bài thơ là gì ?
Bài 4 trang 118 SGK ngữ văn 10 tập 1 được hướng dẫn trả lời với nhiều cách khác nhau giúp bạn tham khảo, nghiên cứu và soạn bài Cảnh ngày hè (Nguyễn Trãi) hiệu quả nhất trước khi đến lớp.
Chúc các em học tốt !