Bài 4 trang 116 SGK Ngữ văn 11 tập 2

Xuất bản: 11/05/2020 - Cập nhật: 25/06/2020

Trả lời câu hỏi bài 4 trang 116 SGK Ngữ văn lớp 11 tập 2 phần hướng dẫn soạn bài Ôn tập phần văn học kì 2

Đọc Tài Liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 4 trang 116 sách giáo khoa Ngữ văn 11 tập 2 phần soạn bài Ôn tập phần văn học kì 2 chi tiết nhất cho các em tham khảo.

Đề bài:

Nội dung tư tưởng và đặc sắc nghệ thuật của các bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu, Tràng giang của Huy Cận, Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử, Tương tư của Nguyễn Bính, Chiều xuân của Anh Thơ?

Trả lời bài 4 trang 116 SGK Ngữ văn 11 tập 2

Để soạn bài Ôn tập phần văn học kì 2 tối ưu nhất, Đọc Tài Liệu tổng hợp nhiều cách trả lời khác nhau cho nội dung câu hỏi bài 4 trang 116 SGK Ngữ văn lớp 11 tập 2 như sau:

Cách trả lời 1

Nội dung tư tưởng và đặc sắc nghệ thuật của các bài thơ:

a) Vội vàng - Xuân Diệu

- Vội vàng, đúng như cái tiêu đề của nó, là lời giục giã hãy sống hết mình, hãy yêu say từng phút giây của tuổi trẻ, hãy thưởng thức bằng tất cả khát khao những ngon ngọt của cuộc đời.

- Vội vàng là một bài thơ rất Xuân Diệu. Xuân Diệu ở trái tim sôi sục, ở cặp mắt xanh non háo hức, ở sự khẳng định "cái tôi" trong quan hệ gắn bó với đời, ở nhịp thơ hăm hở, cuống quýt, ở hình ảnh rất táo bạo đầy rẫy cảm giác và có tính sắc dục, ở cú pháp "rất Tây" và lối qua hàng hết sức thoải mái.

b) Tràng giang - Huy Cận

- Tràng giang thấm đẫm một nỗi buồn. Mỗi khổ thơ thực chất là một sự triển khai khác nhau của nỗi buồn đó và thường được gợi lên bằng cách đối lập giữa cái mênh mông cao rộng như vô hạn với cái nhỏ bé, mong manh, ơ bài thơ này, có lẽ Huy Cận không miêu tả cảnh vật theo một trật tự nhất định. Dường như tác giả không có ý định khắc hoạ một bức tranh đầy đủ, hài hoà qua các khổ thơ, mà tất cả chỉ nhằm tô đậm ở người đọc ấn tượng về nỗi buồn đìu hiu, xa vắng trải dài vô tận theo không gian và thời gian.

- Tràng giang có nhiều nét đặc sắc về nghệ thuật.

+ Thể thơ thất ngôn trang nghiêm, cổ kính với cách ngắt nhịp quen thuộc (4/3) tạo nên sự cân đối, hài hoà. Thủ pháp tương phản được sử dụng triệt để: hữu hạn / vô hạn; nhỏ bé / lớn lao; không / có,...

+ Sử dụng thành công các loại từ láy: láy âm (tràng giang, đìu hiu, chót vót, lơ thơ,...), láy hoàn toàn (điệp điệp, song song, lớp lớp,...). Các biện pháp tu từ: nhân hóa, ẩn dụ, so sánh,...

c) Đây thôn Vĩ Dạ - Hàn Mặc Tử

- Nội dung bài thơ thể hiện nỗi buồn, niềm khao khát của một con người tha thiết yêu đời, yêu cuộc sống, yêu thiên nhiên, yêu con người. Bài thơ đẹp như thế, trên thực tế lại được sáng tác khi nhà thơ ở trong một hoàn cảnh thật tối tăm, tuyệt vọng (bệnh tật giày vò, nồi ám ảnh về cái chết, về sự xa lánh của người đời). Điều đó khiến ta thêm thương xót và cảm thông với số phận của tác giả, thêm cảm phục một con người đầy tài năng và nghị lực, con người đã dũng cảm vượt lên trên hoàn cảnh nghiệt ngã để sáng tác ra những vần thơ tài hoa về tình đời, tình người.

Có thể nói, Đây thôn Vĩ Dạ trước hết là một bài thơ về tình yêu - tình yêu của Hàn Mặc Tử với Hoàng Thị Kim Cúc. Xuyên qua sương khói hư ảo của tình yêu mơ mộng là tình quê, là tình yêu thiết tha đằm thắm với đất nước, quê hương.  Với việc khơi gợi lên tình cảm yêu thương chung của nhiều người như thế, bài thơ diễn tả tâm trạng riêng của tác giả lại tạo được sự cộng hưởng rộng rãi và lâu bền trong tâm hồn của bao thế hệ người đọc.

- Ở bài thơ này, tứ thơ bắt đầu với cảnh đẹp thôn Vĩ bên dòng sông Hương, từ đó khơi gợi liên tưởng thực ảo và mở ra bao nhiêu nỗi niềm cảm xúc, suy tư về cảnh và người xứ Huế với phấp phỏng những mặc cảm, uẩn khúc, niềm hi vọng, niềm tin yêu.

Bút pháp của nhà thơ sử dụng trong bài thơ này kết hợp hài hoà điệu tả thực, tượng trưng, lãng mạn và trữ tình. Cảnh đẹp xứ Huế đậm nét tả thực mà lại có tầm cao tượng trưng. Sự mơ mộng làm tăng thêm sắc thái lãng mạn. Nét chân thực của cảm xúc làm đậm thêm chất trữ tình.

d) Tương tư - Nguyễn Bính

Bài thơ thể hiện nỗi nhớ thương đơn phương da diết của một tình nhân. Từ đó, bài thơ gợi sự đáng yêu, đáng quý của tình yêu, đồng thời cũng ngợi ca vẻ đẹp tâm hồn con người.

Thơ Nguyễn Bính có một điệu riêng. Bài thơ này cũng vậy. Bằng lối ví von mộc mạc mà duyên dáng mang phong vị dân gian, thơ Nguyên Bính đa đem đến cho người đọc những hình ảnh thân thương cùa quê hương đất nước và một tình người đằm thắm, thiết tha.

e) Chiều xuân - Anh Thơ

Bài thơ là một bức tranh mùa xuân vào buổi chiều - tiêu biểu cho cảnh xuân nơi đồng quê miền Bắc nước ta. Bài thơ mạnh ở lối tả. Không tả tỉ mỉ chi tiết mà quan sát rộng, măc dù thê vẫn muốn thâu tóm từ linh hồn của cảnh. Có thể nhận xét chung rằng bức tranh buổi chiều xuân khá yên ả. Thậm chí có phần hơi vắng lặng nữa.

Bài thơ tả cảnh nhưng lại gợi ra rất rõ cái không khí và nhịp sống muôn đời, ở nông thôn ta thời trước, đó là sự bình yên. Con đò nằm biếng lười, quán vắng, những cánh bướm rập rờn, những đàn trâu thong thả...tất cả đều có dáng khoan thai. Trong bài thơ, thi sĩ đã sử dụng rất nhiều từ láy để dựng cảnh, hay nói đúng hơn là để gợi cái trạng thái tinh thần của cảnh: mưa thì êm êm, quán tranh đứng im lìm, hoa xoan rụng tơi bời, đàn sáo mô vu vơ, mấy cánh bướm rập rờn, những trâu bò thong thả,... Trong các từ láy đã nêu, trừ từ tơi bời, các từ láy còn lại đều là những từ láy có tính chất giảm nhẹ: êm êm, vu vơ, rập rờn, thong thả,... và hoặc thì diễn tả trạng thái thụ động hoặc thì diễn tả trạng thái thụ động thì diễn tả trạng thái đều đều của chủ thể. Rõ ràng trong tổng thể bài thơ, chính sự kết hợp của những từ láy này đã giúp thể hiện nổi bật vẻ đẹp dịu dàng, yên ả, thanh bình của cảnh chiều xuân cũng như nhịp sống khoan thai nơi đồng quê của tác giả.

Cách trả lời 2

Tác phẩmNội dung cơ bảnĐặc sắc nghệ thuật
Vội vàng (Xuân Diệu)Bài thơ là lời giục giã mãnh liệt, sống hết mình, hãy quý trọng từng giây, từng phút của của cuộc đời mình, nhất là những năm tháng tuổi trẻ của một hồn thơ yêu đời, ham sống đến cuồng nhiệt.Sự kết hợp nhuần nhị giữa mạch xúc và mạch luân lí, giọng điệu say mê, sôi nổi, những sáng tạo độc đáo về ngôn từ và hình ảnh thơ.
Tràng giang (Huy Cận)Bài thơ bộc lộ nỗi sầu của một cái tôi cô đơn trước thiên nhiên rộng lớn, trong đó thấm đượm tình người, tình đời, lòng yêu nước thầm kín thiết tha.Sự kết hợp hài hòa giữa yếu tố cổ điển và hiện đại. Thể thơ thất ngôn với ngôn ngữ giản dị, trong sáng.
Đây thôn Vĩ Dạ (Hàn Mặc Tử)Bài thơ vẽ nên một bức tranh đẹp về một miền quê, đất nước, là tiếng lòng của một con người tha thiết yêu đời, yêu người.Hình ảnh biểu hiện nội tâm kết hợp với bút pháp gợi tả, ngôn ngữ giàu hình ảnh, liên tưởng.
Tương tư (Nguyễn Bính)Bài thơ thể hiện nỗi nhớ thương da diết về một tình yêu đơn phương của chàng trai.Lối ví von, so sánh mộc mạc, duyên dáng, mang phong vị dân gian.
Chiều xuân (Anh Thơ)Bài thơ là một bức tranh mùa xuân yên ả, thanh bình cùng nhịp sống khoan thai nơi đồng quê của tác giả - tiêu biểu cho cảnh xuân nơi đồng quê của miền Bắc nước ta.Bài thơ với bút pháp tả cảnh, kết hợp với việc sử dụng từ láy.

-/-

Bài 4 trang 116 SGK Ngữ văn 11 tập 2 được hướng dẫn trả lời và trình bày theo các cách khác nhau. Hãy vận dụng kết hợp với kiến thức của bản thân em để có những lựa chọn trình bày tối ưu nhất, dễ hiểu nhất khi soạn bài Ôn tập phần văn học kì 2 trong khi làm bài soạn văn 11 trước khi lên lớp.

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM