Bài 4 trang 116 SGK Ngữ văn 10 tập 1

Xuất bản: 24/11/2019 - Cập nhật: 19/07/2022 - Tác giả:

Trả lời câu hỏi bài 4 trang 116 SGK Ngữ văn 10 tập 1 phần hướng dẫn soạn bài Tỏ lòng (Phạm Ngũ Lão) - Ngữ văn lớp 10.

Đọc Tài Liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 4 trang 116 sách giáo khoa Ngữ văn 10 phần đọc hiểu soạn bài Tỏ lòng (Phạm Ngũ Lão) với những lựa chọn cách trình bày khác nhau.

Tham khảo ngay....

Đề bài: Phân tích ý nghĩa nỗi "thẹn" trong hai câu thơ cuối.

Trả lời bài 4 trang 116 SGK văn 10 tập 1

Cách trả lời 1

Trong câu thơ cuối, nỗi “thẹn” đã thể hiện vẻ đẹp nhân cách của người anh hùng. Phạm Ngũ Lão “thẹn” vì chưa có được tài năng mưu lược như Vũ Hầu Gia Cát Lượng (Khổng Minh – đời Hán) để giúp dân cứu nước, thẹn vì trí và lực của mình thì có hạn mà nhiệm vụ khôi phục giang sơn, đất nước còn quá bộn bề. Nỗi thẹn của Phạm Ngũ Lão cũng là những day dứt của Nguyễn Trãi hay của Nguyễn Khuyến sau này. Đó là những nỗi thẹn có giá trị nhân cách – nỗi thẹn của những con người có trách nhiệm với đất nước, non sông.

Tham khảoPhân tích hào khí Đông A qua bài thơ Tỏ Lòng

Cách trả lời 2

- Người nam nhi thẹn khi nghe chuyện Vũ hầu tức Gia Cát Lượng, người thời Tam quốc, có nhiều công lao giúp Lưu Bị khôi phục nhà Hán.

- Nỗi thẹn ấy thể hiện nỗi trăn trở của bậc nam nhi đối với việc nước, thẹn vì chưa thể cống hiến hết mình cho minh quân, cho đất nước.

- Nỗi thẹn này thể hiện lý tưởng, nhân cách cao cả của bậc nam nhi thời Trần.

Cách trả lời 3

Phạm Ngũ Lão là bậc anh hùng của dân tộc, dưới thời Trần ông đã lập rất nhiều chiến công và là đấng quân tử đáng được người đời sau tôn trọng. Tuy nhiên, ông vẫn thấy “thẹn” bởi ông thấy những điều mình làm chưa được coi là lớn lao như Vũ Hầu đã từng giúp Lưu Bị. Nhưng nỗi “thẹn” ấy không làm cho hình tượng của Phạm Ngũ Lão nhỏ bé đi mà nó còn khiến người đời thêm hiểu về tấm lòng của ông – luôn muốn được làm những điều tốt đẹp, lớn lao dành cho nhân dân, đất nước.

Cách trả lời 4

Chữ “thẹn” thể hiện vẻ đẹp nhân cách của người anh hùng. Phạm Ngũ Lão thẹn vì chưa giúp dân cứu nước và thẹn vì trí và lực của mình có hạn mà nhiệm vụ bảo vệ, khôi phục đất nước còn quá nhiều bộn bề.

Xem thêm

Bài 5 trang 116 SGK Ngữ văn 10 tập 1: Qua bài thơ Tỏ lòng anh (chị) thấy hình ảnh trang nam nhi thời Trần ...

Câu trả lời bài 4 trang 116 SGK ngữ văn 10 tập 1 được trình bày với nhiều cách khác nhau giúp em có thêm lựa chọn khi trình bày để hiểu và soạn bài Tỏ lòng tốt hơn trước khi đến lớp.

Chúc các em học tốt !

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM