Bài 4 trang 112 SGK Ngữ văn 10 tập 1

Xuất bản: 27/06/2020 - Cập nhật: 19/07/2022 - Tác giả:

Trả lời câu hỏi bài 4 trang 112 SGK Ngữ văn lớp 10 tập 1 phần hướng dẫn soạn bài Khái quát văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX

Tài liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 4 trang 112 sách giáo khoa Ngữ văn 10 tập 1 phần soạn bài Khái quát văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX chi tiết và đầy đủ nhất.

Đề bài:

Văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX có những đặc điểm lớn nào về nghệ thuật?

Từ những đặc điểm này, theo anh (chị), cách đọc văn học trung đại có điều gì khác cách đọc văn học hiên đại?

Trả lời bài 4 trang 112 SGK văn 10 tập 1

Cách trình bày 1

Về nghệ thuật, văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX có những đặc điểm lớn như:

Tính quy phạm và sự phá vỡ tính quy phạm.

Khuynh hướng trang nhã và xu hướng bình dị

Tiếp thu và dân tộc hoá tinh hoa văn học nước ngoài.

Văn học cổ nói nhiều đến cái chí khí, cái đạo lí trong phép ứng xử hàng ngày của con người. Trong khi đó, văn học hiện đại có điều kiện đi sâu hơn vào đời sống riêng tư, vào thế giới nội tâm của con người. Chính hai điểm lớn này tạo nên sự khác biệt trong quá trình đọc các tác phẩm văn học cổ và văn học hiện đại.

Cách trình bày 2

– Những đặc điểm lớn về nghệ thuật của văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX:

+ Tính quy phạm và sự phá vỡ tính quy phạm.

+ Khuynh hướng trang nhã và xu hướng bình dị.

+ Tiếp thu và dân tộc hóa tinh hoa văn học nước ngoài.

– Văn học trung đại nói nhiều đến chí khí, đạo lí trong phép ứng xử hằng ngày của con người.

– Văn học hiện đại đi sâu vào đời sống riêng tư, thế giới nội tâm của con người.

Cách trình bày 3

- Về nghệ thuật, văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX có những đặc điểm lớn như tính quy phạm và sự phá vỡ tính quy phạm, khuynh hướng trang nhã và xu hướng bình dị, tiếp thu và dân tộc hoá tinh hoa văn học nước ngoài.

- Văn học cổ nói nhiều đến cái chí khí,  đạo lí trong phép ứng xử hàng ngày của con ng­ười. Trong khi đó, văn học hiện đại có điều kiện đi sâu hơn vào đời sống riêng t­ư, vào thế giới nội tâm của con người. Chính hai điểm lớn này tạo nên sự khác biệt trong quá trình đọc các tác phẩm văn học cổ và văn học hiện đại:

+ Coi trọng tính quy phạm (nắm vững tính quy phạm như: niệm, luật rong thơ đường...) nhưng đồng thời đánh giá đúng mức tính sáng tạo ở chỗ phá vỡ tính quy phạm.

+ Chú ý đến vẻ đẹp trang nhã (không phải hiện thực trần trụi mà được cách điệu, làm sang trọng hơn lên), nhưng đồng thời cũng đánh giá đúng mức xu hướng bình dị hóa, gần gũi với đại chúng, nhân dân lao động...

+ Chú ý đến tính dân tộc (cả về hình thức lẫn nội dung), nhưng đồng thời phải chú ý đến sự vay mượn, nhất là của người Hán.

Cách trình bày 4

Về nghệ thuật, văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX có những đặc điểm lớn như:

- Tính quy phạm và sự phá vỡ tính quy phạm:

+ Tính quy phạm thể hiện ở quan điểm văn học: coi trọng mục đích giáo huấn “thi dĩ ngôn chí”,”văn dĩ tải đạo”; ở tư duy nghệ thuật; ở thể loại văn học, ở cách sử dụng thi liệu ==> văn học thiên về ước lệ tượng trưng.

+ Một mặt văn học trung đại pháp vỡ tính quy phạm, phát huy cá tính sáng tạo trong cả nội dung và hình thức biểu hiện.

- Khuynh hướng trang nhã và xu hướng bình dị

+ Tính trang nhã thể hiện ở đề tài, chủ đề; ở hình tượng nghệ thuật; ngôn ngữ nghệ thuật

+ Đồng thời văn học ngày càng có xu hướng gắn bó với hiện thực đã đưa văn học từ phong cách trang trọng, tao nhã gắn với đời sống hiện thực, tự nhiên và bình dị.

- Tiếp thu và dân tộc hoá tinh hoa văn học nước ngoài, chủ yếu từ văn học Trung Quốc. Về ngôn ngữ thì dùng chữ Hán để sáng tác, về thể loại thì tiếp thu các thể cổ phong, thể đường luật, hịch, cáo, chiếu, biểu, tiểu thuyết chương hồi…

+ Quá trình dân tộc hóa hình thức văn học đã sáng tạo ra chữ Nôm trên cơ sở những thành tố chữ Hán để ghi âm, biểu đạt nghĩa tiếng Việt; Việt hóa thể thơ Đường luật thành thơ Nôm đường luật; sáng tạo các thể thơ dân tộc như lục bát, song thất lục bát, các thể ngâm khúc, truyện thơ, hát nói…

- Do những đặc điểm về nghệ thuật đó mà cách đọc văn học trung đại khác với cách đọc văn học hiện đại. Khi đọc văn học trung đại cần nắm được các điển tích, điển cố, hệ thống thi liệu mang tính quy phạm để hiểu sâu sắc tác phẩm. Lối diễn đạt của văn học trung đại thường mang tính ước lệ tượng trưng, lời ít ý nhiều, do đó không thể đọc văn học trung đại một cách dễ dãi, qua loa mà phải nghiềm ngẫm để hiểu thấu đáo tác phẩm. Cũng nên biết vắn tắt đôi điểm về chế độ phong kiến nước ta, đặc biệt là cấu trúc ý thức xã hội, hệ tư tưởng phong kiến để lĩnh hội tác phẩm văn học trung đại được tốt.

-/-

Trên đây là gợi ý trả lời câu hỏi bài 4 trang 112 SGK ngữ văn 10 tập 1 được Học Tốt biên soạn chi tiết giúp các em soạn bài Khái quát văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX trong chương trình soạn văn 10 tốt hơn trước khi đến lớp.

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM