Bài 4 trang 108 SGK Ngữ văn 10 tập 2

Xuất bản: 20/04/2020 - Cập nhật: 18/07/2022 - Tác giả:

Trả lời câu hỏi Bài 4 trang 108 SGK Ngữ văn lớp 10 tập 2 phần hướng dẫn soạn bài Nỗi thương mình (Truyện Kiều).

Đọc Tài Liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 4 trang 108 sách giáo khoa Ngữ văn 10 tập 2 phần soạn bài Nỗi thương mình - Truyện Kiều chi tiết nhất cho các em tham khảo.

Đề bài:

“Nỗi thương mình” của nhân vật có ý nghĩa mới mẻ như thế nào đối với văn học trung đại?

TRẢ LỜI BÀI 4 TRANG 108 SGK NGỮ VĂN 10 TẬP 2

Cách trả lời 1 - Ngắn gọn

Văn học trung đại đề cao cái “ta” mà ít khi nói đến cái “tôi” cá nhân. “Nỗi thương mình” mang ý nghĩa mới mẻ về sự đột phá của cái “tôi. Đặc biệt lại là tiếng lòng của người phụ nữ phong kiến, một thân phận gắn với nhiều lễ giáo và bất công

=> Một sắc thái mới về tự sự ý thức của con người cá nhân.

Cách trả lời 2 - Đầy đủ

- Đoạn trích góp vào văn học một ý nghĩa sâu sắc và mới mẻ xét về sự tự ý thức của con người cá nhân trong lịch sử văn học trung đại (thơ ca trung đại thường nói về cái "ta" nhiều hơn cái "tôi").

- Đoạn trích làm nên những giá trị nghệ thuật và giá trị nhân đạo và giá trị hiện thực, thể hiện cuộc sống những người phụ nữ thời xưa thường được giáo dục phải an phận thủ thường, cam chịu, nhẫn nhục => trong đoạn trích, khi Thúy Kiều "Giật mình mình lại thương mình xót xa" đã bao hàm ý nghĩa thức tỉnh về quyền sống của cá nhân mình. Con người tuy chưa bứt ra hẳn khỏi sự hi sinh, nhẫn nhục, cam chịu nhưng đã chủ động ý thức về phẩm giá, nhân cách của bản thân mình.

Tham khảo: Văn mẫu Cảm nhận đoạn trích Nỗi thương mình trong Truyện Kiều (Nguyễn Du)

-/-

Trên đây là nội dung trả lời câu hỏi bài 4 trang 108 SGK Ngữ văn 10 tập 2 được trình bày theo nhiều cách khác nhau do Đọc Tài Liệu tổng hợp và biên soạn giúp các em tham khảo để soạn bài Nỗi thương mình (Truyện Kiều - Nguyễn Du) tốt hơn trong quá trình học Soạn văn 10.

Chúc các em học tốt !

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM