Soạn sử 9 bài 31

Soạn sử 9 bài 31 gồm kiến thức cơ bản bài Việt nam trong năm đầu sau đại thắng xuân 1975 và giải bài tập trang 166 - 169 SGK Sử 9

Việt nam trong năm đầu sau đại thắng xuân 1975

Mục lục nội dung

Kiến thức bài 31 sử 9

Tình hình hai miền Bắc - Nam sau đại thắng xuân 1975

* Thuận lợi: đất nước độc lập, Bắc - Nam thống nhất, cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội. Cách mạng XHCN ở miền Bắc qua hơn 20 năm (1954 - 1975) đạt được nhiều thành tựu to lớn và toàn diện, đã xây dựng được cơ sở vật chất kĩ thuật ban đầu cho chủ nghĩa xã hội.

* Khó khăn

- Miền Bắc

+ Cuộc Chiến tranh phá hoại của đế quốc Mĩ đã tàn phá nặng nề nền kinh tế, gây hậu quả lâu dài đối với miền Bắc.

+ Nhiều làng mạc, đồng ruộng bị tàn phá, nửa triệu ha ruộng đất bị bỏ hoang,... Hàng triệu người thất nghiệp, số người mù chữ chiếm tỉ lệ cao.

- Miền Nam

+ Nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, sản xuất nhỏ và phân tán, lệ thuộc vào viện trợ từ bên ngoài.

+ Cơ sở chế độ thực dân mới của Mĩ ở các địa phương miền Nam vẫn còn tồn tại.

Khắc phục hậu quả Chiến tranh, khôi phục và phát triển kinh tế - văn hoá ở hai miền đất nước

- Ở miền Bắc

+ Giữa năm 1976, miền Bắc căn bản hoàn thành nhiệm vụ khắc phục hậu quả Chiến tranh, khôi phục kinh tế. Diện tích trồng lúa, hoa màu, cây công nghiệp năm 1976 tăng hơn năm 1975, nhiều nhà máy, công trình được xây dựng và mở rộng, giáo dục, y tế, văn hoá đều phát triển,...

+ Miền Bắc còn ra sức làm tròn nghĩa vụ của căn cứ địa cách mạng cả nước và nghĩa vụ quốc tế với Lào, Cam-pu-chia trong giai đoạn mới.

- Ở miền Nam

+ Công việc tiếp quản các vùng đất mới giải phóng được tiến hành khẩn trương và đạt kết quả tốt. Trên cơ sở đó, chính quyền cách mạng và đoàn thể quần chúng các cấp nhanh chóng được thành lập.

+ Hàng triệu đồng bào trong thời gian Chiến tranh bị dồn vào các “ấp chiến lược” hay bỏ chạy vào các thành phố không có việc làm, được hồi hương, chuyển về nông thôn tham gia sản xuất hoặc đi vào xây dựng vùng kinh tế mới.

+ Chính quyền cách mạng tịch thu tài sản và ruộng đất của bọn phản động trốn ra nước ngoài, tuyên bố xoá bỏ bóc lột phong kiến, quốc hữu hoá ngân hàng, thay đồng tiền mới,...

+ Chú trọng khôi phục sản xuất nông nghiệp, các cơ sở sản xuất công nghiệp và thủ công nghiệp trở lại hoạt động, các hoạt động văn hoá, giáo dục, y tế,... được tiến hành khẩn trương.

Hoàn thành thống nhất đất nước về mặt Nhà nước (1975 - 1976)

- Tháng 9/1975, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 24 | đã đề ra nhiệm vụ hoàn thành thống nhất đất nước về mặt Nhà nước.

- Từ ngày 15 đến ngày 21/11/1975, Hội nghị hiệp thương chính trị thống nhất đất nước họp tại Sài Gòn, nhất trí chủ trương thống nhất đất nước về mặt Nhà nước.

- Ngày 25/4/1976, cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung được tiến hành trong cả nước với 23 triệu cử tri đi bầu cử.

- Từ 24/6 đến 3/7/1976, Quốc hội khoá VI của nước Việt Nam thống nhất họp kỳ đầu tiên tại Hà Nội.

+ Quốc hội quyết định lấy tên nước ta là Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (từ 2/7/1976), quyết định Quốc huy, Quốc kỳ là lá cờ đỏ sao vàng, Quốc ca là bài Tiến quân ca, Thủ đô là Hà Nội, thành phố Sài Gòn - Gia Định đổi tên là Thành phố Hồ Chí Minh...

+ Quốc hội bầu các cơ quan, chức vụ lãnh đạo của đất nước, bầu ban dự thảo Hiến pháp.

+ Ở địa phương, Quốc hội quyết định tổ chức thành ba cấp chính quyền: cấp tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương, cấp huyện và tương đương, cấp xã và tương đương.

- Ý nghĩa: Công việc thống nhất đất nước về mặt Nhà nước hoàn thành góp phần thúc đẩy việc hoàn thành thống nhất trên các lĩnh vực: kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội,...

Câu hỏi trắc nghiệm ôn tập sử 9 bài 31

Câu 1. Khoanh tròn chỉ một chữ cái in hoa trước câu trả lời đúng. 1. Nhiệm vụ cấp bách của miền Bắc sau đại thắng mùa xuân 1975 là:

A. khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương Chiến tranh.

B. khắc phục hậu quả của Chiến tranh, khôi phục và phát triển kinh tế văn hóa.

C. chi viện cho miền Nam.

D. tranh thủ sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế để tái thiết miền Bắc.

2. Nhiệm vụ cấp bách của miền Nam sau ngày đất nước thống nhất là:

A. tiếp quản vùng mới giải phóng.

B, đẩy mạnh lao động sản xuất, xây dựng vùng kinh tế mới.

C. tịch thu tài sản của bọn phản động, quốc hữu hoá ngân hàng.

D. Cả 3 ý trên.

3. Hội nghị Hiệp thương chính trị thống nhất đất nước diễn ra:

A. Tháng 11-1975.

B. Tháng 4-1976 C. Tháng 6-1976

D. Tháng 7-1976

4. Cuộc tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung trong cả nước ngày 25-4-1976 là cuộc tổng tuyển cử lần thứ:

A. Nhất

B. Hai

C. Ba

D. Bốn

5. Quốc hội khoá VI thống nhất họp kì đầu tiên ở Việt Nam đã có những quyết định:

A. Lấy tên nước là Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.

B. Sài Gòn - Gia Định đổi tên là Thành phố Hồ Chí Minh.

C. Quốc kì là lá cờ đỏ sao vàng, Quốc ca là bài Tiến quân ca.

D. Cả 3 ý trên.

6. Tác giả bài “Quốc cao nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam là:

A, Nam Cao

B. Văn Cao

C. Văn Kí

D. Văn Tí

Xem thêm trọn bộ 21 câu hỏi trắc nghiệm sử 9 bài 31

Trên đây là những kiến thức chính của bài 32 sử 9 mà bạn cần nắm vững. Phần tiếp theo ĐọcTàiLiệu giới thiệu đến các bạn loạt bài viết hướng dẫn soạn sử 9 bao gồm các gợi ý trả lời câu hỏi thảo luận và bài tập các trong các trang 166, 167 và 169 SGK lịch sử 9

Giải bài tập SGK

Bài 1 trang 169 SGK Lịch sử 9

Bài 1 trang 169 SGK Lịch sử 9

Giải bài 1 trang 169 sách giáo khoa lịch sử lớp 9 chỉ ra ý nghĩa của việc thực hiện những nhiệm vụ cấp bách trước mắt và hoàn thành thống nhất đất nước...

Câu hỏi thảo luận trang 167 SGK Lịch sử 9

Câu hỏi thảo luận trang 167 SGK Lịch sử 9

Giải câu hỏi thảo luận trang 167 sách giáo khoa lịch sử lớp 9 nêu ra những chủ trương và biện pháp mà Đảng và chính quyền cách mạng ở miền Nam đã làm sau chiến tranh chống Mĩ thắng lợi...

Câu hỏi thảo luận trang 166 SGK Lịch sử 9

Câu hỏi thảo luận trang 166 SGK Lịch sử 9

Giải câu hỏi thảo luận trang 166 sách giáo khoa lịch sử lớp 9 nêu ra những khó khăn và thuận lợi của cách mạng tháng tám ở hai miền Nam - Bắc sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước