Bài 31: Tập tính của động vật

Soạn Sinh 11 bài 31 Tập tính của động vật với phần tóm tắt kiến thức cần nắm và hướng dẫn giải bài tập giúp bạn củng cố kiến thức và hoàn thành các bài tập SGK Sinh học 11.

Kiến thức cần nắm Sinh 11 bài 31: Tập tính của động vật

1. Tập tính động vật

Tập tính là một chuỗi những phản ứng của động vật trả lời kích thích từ môi trường (bên trong hoặc bên ngoài cơ thể)

Ý nghĩa: Tập tính giúp cho sinh vật  thích nghi được với môi trường để tồn tại và phát triển.

2. Các loại tập tính

- Tập tính bẩm sinh là những hoạt động cơ bản của động vật, có từ khi sinh ra, được di truyền từ bố mẹ, đặc trưng cho loài.

- Tập tính học được là loại tập tính được hình thành trong quá trình sống của cá thể, thông qua học tập và rút kinh nghiệm.

- Tập tính hỗn hợp: bao gồm cả tập tính bẩm sinh lẫn tập tính thứ sinh.

- Cơ sở thần kinh của tập tính là các phản xạ không điều kiện và có điều kiện.

- Tập tính bẩm sinh là chuỗi phản xạ không điều kiện, do kiểu gen qui định, bền vững, không thay đổi.

- Tập tính học được là chuỗi phản xạ có điều kiện, không bền vững và có thể thay đổi..

- Một số hình thức học tập ở động vật: quen nhờn, in vết, điều kiện hóa, học ngầm, học khôn

Trên đây là những kiến thức cơ bản mà em cần nắm trong tiết học Sinh 11 bài 31 về tập tính của động vật. Ngoài ra bạn hãy tham khảo thêm phần Soạn Sinh 11 với nội dung hướng dẫn trả lời câu hỏi thảo luận và bài tập SGK ở phía dưới đây nhé!

Câu 2 trang 126 SGK Sinh học 11

Câu 2 trang 126 SGK Sinh học 11

Giải câu 2 trang 126 SGK Sinh học 11: Cho một vài ví dụ (khác với ví dụ bài học) về tập tính bẩm sinh và tập tính học được.

Câu 1 trang 126 SGK Sinh học 11

Câu 1 trang 126 SGK Sinh học 11

Giải câu 1 trang 126 SGK Sinh học 11: Tập tính là gì? Hướng dẫn trả lời câu hỏi trang 126 SGK Sinh lớp 11 về tập tính của động vật.