Bài 3 trang 92 SGK Ngữ văn 7 tập 1

Xuất bản: 28/07/2020 - Cập nhật: 11/07/2022 - Tác giả: Giangdh

Trả lời câu hỏi bài 3 trang 92 SGK Ngữ văn lớp 7 tập 1 phần hướng dẫn soạn bài Sau phút chia ly

Tài liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 3 trang 92 SGK Ngữ văn 7 tập một phần trả lời câu hỏi đọc - hiểu, soạn bài Sau phút chia ly chi tiết và đầy đủ nhất.

Đề bài

Qua khổ thơ thứ hai, nỗi sầu đó được gợi tả thêm như thế nào? Cách dùng phép đối còn ngoảnh lại - hãy trông sang trong 2 câu 7 chữ, cách điệp và đảo vị trí của 2 địa danh Hàm Dương - Tiêu Tương có ý nghĩa gì trong việc gợi tả nổi sầu?

Trả lời bài 3 trang 92 SGK Ngữ văn 7 tập 1

Câu trả lời tham khảo

Cách trình bày 1

- Qua khổ thơ thứ 2, nỗi sầu chia li đó càng được khắc sâu và tô đậm hơn, xoáy sâu hơn.

- Cách dùng phép đối 'còn ngoảnh lại – hãy trông sang" thể hiện sự trông ngóng đợi chờ, sự luyến tiếc nhớ thương giữa chàng và thiếp trong xa cách.

- Hàm Dương địa danh ở tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc còn Tiêu Tương lại ở tỉnh Hồ Nam cách xa vời vợi, thế mà chàng và thiếp vẫn 'cố" 'ngoảnh lại – trông sang" để mong được nhìn thấy nhau.

- Cách điệu từ và đảo vị trí của hai địa danh Hàm Dương – Tiêu Tương có ý nghĩa làm tăng thêm sự xa cách nghìn trùng giữa hai người và nói lên nỗi sầu chia li dằng dặc.

Cách trình bày 2

Các địa danh như Hàm Dương, Tiêu Dương trong bài đều mang tính ước lệ

  • Người chinh phụ hoang mang trong câu hỏi “Cây Hàm Dương cách Tiêu Tương mấy trùng”

→ Khoảng cách trở nên mơ hồ, không đong đo đếm được

- Các phép đối, lặp từ, đảo từ đều mang ý nghĩa diễn tả nỗi đau chia ly của người chinh phụ khi ngóng chồng

  • Nối nhớ mong đau đáu của người chinh phụ chỉ gom lại bởi hai địa danh Hàm Dương- Tiêu Tương
  • Người chinh phụ yêu chồng nên hình dung rõ rệt về sự mong ngóng của chồng về mình: chàng ngoảnh lại – thiếp trông sang

→ Sự xa cách về không gian vật lý càng làm cho tình cảnh chia ly thêm sầu thảm

Cách trình bày 3

Khổ thơ thứ hai : Nỗi sầu chia li càng được khắc sâu và tô đậm hơn. Phép đối còn ngảnh lại – hãy trông sang thể hiện tâm trạng luyến tiếc. Hai địa danh Hàm Dương và Tiêu Tương cách xa muôn trùng, dù luyến lưu vẫn cách xa. Cách điệp và tả hai địa danh thể hiện tâm trạng buồn triền miên, không gian xa cách của kẻ đi người ở.

--------------

Trên đây là nội dung trả lời câu hỏi bài 3 trang 92 SGK Ngữ văn 7 tập 1 do Đọc Tài Liệu tổng hợp và biên soạn giúp các em tham khảo để soạn bài Sau phút chia ly trong chương trình soạn văn 7 được tốt hơn trước khi đến lớp.

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM