Bài 3 trang 84 SGK Ngữ văn 10 tập 1

Xuất bản: 22/06/2020 - Cập nhật: 19/07/2022 - Tác giả:

Trả lời câu hỏi bài 3 trang 84 SGK Ngữ văn lớp 10 tập 1 phần hướng dẫn soạn bài Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa

Tài liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 3 trang 84 sách giáo khoa Ngữ văn 10 tập 1 phần soạn bài Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa chi tiết và đầy đủ nhất.

Đề bài:

Bài 4: Thương nhớ vốn là một tình cảm khó hình dung – nhất là thương nhớ người yêu – vậy mà trong bài ca dao này, nó lại được diễn tả một cách thật cụ thể, tinh tế và gợi cảm. Đó là nhơ thủ pháp gì và thủ pháp đó đã tạo được hiệu quả nghệ thuật như thết nào (phân tích thêm cách gieo vần trong thể thơ bốn tiếng của bài ca dao)?

Trả lời bài 3 trang 84 SGK văn 10 tập 1

Cách trình bày 1

– Nỗi nhớ trong bài ca dao được diễn tả bằng thủ pháp điệp: điệp từ ngữ (khăn, đèn, mắt); điệp cú pháp (khăn thương nhớ ai, khăn…; đèn thương nhớ ai; mắt thương nhớ ai).

– Hiệu quả nghệ thuật:

→ Tạo ra sự trùng điệp, nhấn mạnh cảm xúc, khiến nỗi nhớ trong bài ca dao như từng đợt sóng dồn, gối chồng lên nhau, khó phai mờ.

→ Kết hợp với cách gieo vần ở cuối các câu thơ bốn chữ, cảm xúc thơ được liền mạch, trải dài xuyên suốt bài thơ.

→ Nỗi nhớ vốn mơ hồ trở nên trực quan hơn, dễ hình dung, dễ đi vào lòng người hơn.

Cách trình bày 2

Các thủ pháp diễn tả tình thương nhớ trong bài ca dao và tác dụng của chúng:

a. Ẩn dụ và hoán dụ: "Khăn thương nhớ ai... " (Chiếc khăn là ẩn dụ gửi gắm nỗi lòng thương nhớ); "Đèn thương nhớ ai...  (Chiếc đèn là ẩn dụ nói lên nỗi nhớ khôn nguôi); "Mắt thương nhớ ai... . " (đôi mắt là hoán dụ nói lên nỗi lòng thao thức vì thương nhớ).

b. Phép lặp (lặp từ ngữ và mô hình cú pháp)

Các từ thương, nhớ...được lặp lại nhiều lần, có tác dụng nhấn mạnh, tăng thêm nỗi nhớ thương. Các từ khăn, đèn, mắt cũng được lặp lại nhiều lần để tô đậm các hình ảnh ẩn dụ, hoán dụ, gây dấu ấn trong lòng người đọc.

Mô hình câu:

"Khăn thương nhớ ai Khăn rơi xuống đất

   Khăn thương nhớ ai

   Khăn vắt lên vai..."

Cũng được lặp lại nhiều lần để tô đậm cảm xúc, cảm giác liên quan đến niềm thương nhớ.

c. Các câu hỏi tu từ được sử dụng liên tục: "Khăn thương nhớ ai - Khăn rơi xuống đất?... Đèn thương nhớ ai - Mà đèn chẳng tắt? Mắt thương nhớ ai - Mà mắt không yên?...

Tác dụng của những câu hỏi tu từ liên tục làm cho tình cảm láy đi láy lại, hợp với tâm trạng bồn chồn, không yên vì thương nhớ.

d. Những câu thơ ngắn gọn gồm 4 tiếng (hình thức văn bản) có tác dụng như một sự thôi thúc, diễn tả tâm trạng bồn chồn. Sự phối hợp với câu lục bát ở cuối càng làm nổi bật sắc thái sốt ruột trong những câu thơ bốn chữ.

Cách trình bày 3

Các thủ pháp diễn tả tình thương nhớ trong bài ca dao và tác dụng:

- Ẩn dụ và hoán dụ

+ Chiếc khăn ẩn dụ cho việc gửi gắm nỗi lòng, tình cảm của cô gái tới chàng trai, chiếc khăn còn là hiện thân của cô gái

+ Đôi mắt: hoán dụ nỗi lòng thao thức vì thương nhớ.

- Phép điệp (lặp từ ngữ)

+ “Khăn thương nhớ ai”: được lặp nhiều lần, nhằm nhấn mạnh, tô đậm nỗi nhớ.

+ Nỗi nhớ có nhiều trạng thái, cung bậc khác nhau.

c, Câu hỏi tu từ “khăn thương nhớ ai - khăn rơi xuống đất? / Đèn thương nhớ ai- Mà đèn chẳng tắt?/ Mắt thương nhớ ai - Mà mắt không yên?"

- Tình cảm, sự nhớ nhung, bồn chồn vì người yêu thể hiện trong mọi hoạt động, mọi khung cảnh.

d, Những câu thơ ngắn gồm 4 tiếng: thôi thúc, diễn tả tâm trạng bồn chồn.

Kết hợp với câu lục bát nhằm làm nổi bật sự mong ngóng, trông chờ tới khắc khoải của người con gái.

Cách trình bày 4

Bài ca dao này đã diễn tả tình cảm thương nhớ của lứa đôi yêu nhau một cách tinh tế, gợi cảm thông qua các biểu tượng "khăn", "đèn", "mắt". Ở đây, "khăn", "đèn" được nhân hóa, còn "mắt" là phép hoán dụ để nói lên nhân vật trữ tình. Mượn biểu tượng "khăn", "đèn", "mắt" cô gái kín đáo, ý nhị bộc lộ tình cảm thương nhớ của mình đối với người yêu.

Cái khăn được nói đến đầu tiên và được hỏi nhiều nhất trong 6 dòng thơ (tức nửa bài ca). Đó là vật trao duyên, vật kỉ niệm gợi nhớ người yêu, lại luôn luôn quấn quýt bên mình người con gái như cùng chia sẻ với họ trong niềm thương nhớ. Chiếc khăn chính là hình ảnh người con gái.

Sáu câu thơ được cấu trúc theo lối vắt dòng láy lại 6 lần từ “khăn” ở vị trí đầu câu và láy lại 3 lần “khăn thương nhớ ai” như một điệp khúc, cùng với cách gieo vần (cả vần chân và vần lưng) tạo nên những láy âm trong thể văn bốn (ai và ắt) đã bộc lộ rõ nỗi niềm thương nhớ của cô gái.

Hình ảnh chiếc khăn gắn với các động từ như: thương nhớ, rơi xuống, vắt lên, chùi nước mắt... nói lên tâm trạng ngổn ngang trăm mối của người con gái.

Nỗi nhớ thương của cô gái còn thể hiện qua hình ảnh ngọn đèn - đó là nỗi nhớ được trải dài ra theo nhịp thời gian. Đèn chẳng tắt hay chính là ngọn lửa tình trong lòng cô gái đang thắp sáng suốt đêm thâu.

Từ hình ảnh khăn, đèn đến hình ảnh ánh mắt là cả một sự đổi thay rất lớn. Đến đây, không còn cầm lòng được nữa, cô gái đã hỏi chính lòng mình: mắt thương nhớ ai? Các hình tượng vẫn là một mạch thống nhất về ý nghĩa. Các câu hỏi vẫn cứ được cất lên. Và câu trả lời chính là ở trong niềm thương nỗi nhớ của người con gái đang yêu.

Những câu hỏi không có câu trả lời liên tiếp cất lên như nén chặt nỗi thương nhớ trong lòng, để rồi cuối cùng trào ra bằng một niềm lo âu mênh mông cho hạnh phúc lứa đôi của mình, ngổn ngang trăm mối tơ vò, bứt rứt không yên bởi trong lòng đang cồn cào nỗi thương nhớ người yêu.

Đêm qua em những lo phiền

Lo vì một nỗi không yên một bề...

-/-

Trên đây là gợi ý trả lời câu hỏi bài 3 trang 84 SGK ngữ văn 10 tập 1 được Học Tốt biên soạn chi tiết giúp các em soạn bài Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa trong chương trình soạn văn 10 tốt hơn trước khi đến lớp.

Chúc các em học tốt !

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM