Bài 3 trang 7 SGK Ngữ văn 8 tập 2

Xuất bản: 21/12/2019 - Tác giả:

Trả lời câu hỏi bài 3 trang 7 SGK Ngữ văn lớp 8 tập 2 phần hướng dẫn soạn bài Nhớ Rừng ngữ văn 8.

Đọc Tài Liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 3 trang 7 sách giáo khoa Ngữ văn 8 tập Hai phần soạn bài Nhớ rừng của Thế Lữ chi tiết nhất.

Đề bàiCăn cứ vào nội dung bài thơ, hãy giải thích vì sao tác giả mượn “lời con hổ ở vườn bách thú”. Việc mượn lời đó có tác dụng thế nào trong việc thể hiện nội dung cảm xúc của nhà thơ?

Trả lời bài 3 trang 7 SGK văn 8 tập 2

Cách trả lời 1:

Với hình ảnh con hổ, tác giả đã có một biểu tượng rất thích hợp và vẻ đẹp để thể hiện chủ đề bài thơ. Con hổ có một vẻ đẹp oai hùng, lại được coi là chúa sơn lâm, huy hoàng đầy hống hách ở chốn đại ngàn sâu thẳm, trong vũ trụ rộng lớn, nay bị giam hãm trong cũi sắt là biểu tượng rất đắt về anh hùng chiến bại mang tâm sự u uất. U uất vì tù túng, mà phải chấp nhận cái tẻ nhạt, tầm thường. Cảnh rừng khoáng đạt, hùng vĩ – giang sơn của chúa sơn lâm – là biểu tượng của thế giới rộng lớn, tự do và cao cả. Với hình ảnh có ý nghĩa biểu tượng đó, nhà thơ rất thuận lợi trong việc nói lên tâm sự và cảm hứng lãng mạn của mình.

Cách trả lời 2:

Tác dụng của việc mượn "lời con hổ ở vườn bách thú":

- Thể hiện được thái độ ngao ngán với thực tại tù túng, tầm thường, giả dối.

- Khao khát vượt thoát để được tự do, không thỏa hiệp với hiện tại.

- Hình ảnh con hổ bị nhốt trong vườn bách thú cũng là biểu tượng của sự giam cầm, mất tự do, thể hiện sự sa cơ, chiến bại, mang tâm sự uất hận.

- Mượn lời con hổ để tránh sự kiểm duyệt ngặt nghèo của thực dân.

- Việc mượn lời của con hổ còn giúp tác giả thể hiện được tâm trạng, khát vọng tự do thầm kín của mình.

Tham khảo thêmPhân tích tâm trạng con hổ trong bài thơ Nhớ rừng

Cách trả lời 3:

- Tác giả mượn lời con hổ bị nhốt trong vườn bách thú để gián tiếp nói lên tâm sự của một lớp thanh niên trí thức yêu nước, khao khát tự do, bất hòa sâu sắc với xã hội thực tại, một xã hội thực dân, tay sai tù túng, giả dối, ngột ngạt lúc bấy giờ. Đó cũng là tâm sự của người dân Việt Nam nói chung trong cảnh nước mất, nhà tan.

- Những điều tâm sự ấy không được nói thẳng mà phải nói quanh co, bóng bẩy, kín đáo để tránh sự kiểm soát gắt gao của chính quyền thực dân và tay sai.

- Tình cảnh và tâm sự của con hổ có những nét tương đồng với tình cảnh và tâm sự của người dân mất nước, mất tự do. Mượn lời con hổ sẽ rất thuận lợi cho việc thể hiện nội dung và cảm xúc của nhà thơ.

Cách trả lời 4:

Tác giả mượn “lời con hổ ở vườn bách thú” vì để thể hiện sự khao khát mạnh mẽ, sự ước muốn thầm kín, khách quan. Việc mượn lời đó có tác dụng trong việc thể hiện nội dung cảm xúc nhà thơ: giúp cho người đọc dễ hiểu dễ nhớ, và nói lên được cảm xúc của nhà thơ.

Đọc thêm văn mẫuPhân tích bài thơ Nhớ rừng của Thế Lữ

-/-

Trên đây là gợi ý trả lời câu hỏi bài 3 trang 7 SGK ngữ văn 8 tập 2 được Đọc Tài Liệu tổng hợp và biên soạn. Hi vọng sẽ mang đến những thông tin hữu ích giúp các em tham khảo để soạn bài Nhớ rừng tốt hơn trước khi đến lớp.

Chúc các em học tốt !

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM