Đọc Tài Liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 3 trang 7 sách giáo khoa Ngữ văn 10 tập Hai phần đọc hiểu soạn bài Phú sông Bạch Đằng chi tiết nhất.
Đề bài: Cảm xúc của “khách” trước khung cảnh thiên nhiên sông Bạch Đằng: Phấn khởi, tự hào? Buồn thương, nuối tiếc vì những giá trị đang lùi vào quá khứ? Lí giải cách lựa chọn của anh (chị). (Lưu ý đặc điểm hình ảnh thiên nhiên và giọng văn trong đoạn "Qua cửa Đại Than... dấu vết luống còn lưu
")Trả lời bài 3 trang 7 SGK văn 10 tập 2
Cách trả lời 1:
Cảm xúc của “khách”:
- Khách vừa có cảm giác vui, buồn, vừa tự hào, nuối tiếc -> Có tráng chí bốn phương, yêu nước, tự hào.
+ Vui trước cảnh hùng vĩ, thơ mộng núi sông
+ Tự hào vì dòng sông ghi nhiều chiến công hiển hách
- Khách buồn, nuối tiếc: dấu tích oanh liệt ngày xưa trở nên trơ trọi, hoang vu. Dòng thời gian làm lãng quên đi những giá trị lịch sử.
- Đoạn thơ chủ yếu ngắt nhịp chẵn, thể hiện điệu nhịp nhàng, trầm lắng, khơi gợi nhiều nỗi suy tư.
Cách trả lời 2:
Khách có cảm giác vừa vui vừa buồn, vừa tự hào vừa nuối tiếc => Khách có tráng chí bốn phương, yêu nước, tự hào dân tộc.
- Khách vui, tự hào: vì cảnh bát ngát, thướt tha, nước trời một sắc => cảnh non sông hùng vĩ, như thơ, như mộng. Tự hào vì dòng sông ghi bao chiến công hiển hách.
- Khách buồn, nuối tiếc: vì những dấu tích oanh liệt ngày xưa nay đìu hiu, ảm đạm. Dòng thời gian đang vùi lấp dần bao giá trị vào quá khứ.
Cách trả lời 3:
“Khách” mang tâm trạng buồn vui lẫn lộn, vui trước cảnh hùng vĩ thơ mộng “bát ngát sóng kình, thướt tha đuôi trĩ…”, phấn khởi tự hào trước dòng sông từng ghi bao chiến tích “gãy giáo”, “xương khô”, nhưng cũng lặng buồn vì cảnh xưa, dấu tích xưa giờ đìu hiu hoang vắng “Buồn vì cảnh thảm”, tiếc thương những người anh hùng đã khuất “Thương nỗi anh hùng”, “tiếc thay”.
Tham khảo thêm: Phân tích bài Bạch đằng giang phú
Trên đây là gợi ý 3 cách trả lời câu hỏi bài 3 trang 7 SGK ngữ văn 10 tập 2 do Đọc Tài Liệu tổng hợp và biên soạn giúp em hiểu và soạn bài Phú sông Bạch Đằng tốt hơn trước khi đến lớp.
Chúc các em học tốt !