Bài 3 trang 67 SGK Ngữ văn 7 tập 2

Xuất bản: 04/05/2020 - Cập nhật: 12/07/2022 - Tác giả: Giangdh

Trả lời câu hỏi bài 3 trang 67 SGK Ngữ văn lớp 7 tập 2 phần hướng dẫn soạn bài Ôn tập văn nghị luận

Tài liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 3 trang 67 sách giáo khoa Ngữ văn 7 tập Hai phần trả lời câu hỏi, soạn bài Ôn tập văn nghị luận chi tiết và đầy đủ nhất.

Đề bài:

a) Trong Chương trình Ngữ văn lớp 6 và học kì I lớp 7, em đã học nhiều bài thuộc các thể truyện, kí (loại hình tự sự) và thơ trữ tình, tùy bút (loại hình trữ tình). Bảng kê dưới đây liệt kê các yếu tố có trong các văn bản tự sự, trữ tình và nghị luận. Căn cứ vào hiểu biết của mình, em hãy chọn trong cột bên phải những yếu tố có trong mỗi thể loại ở cột bên trái, rồi ghi vào vở.

Thể loạiYếu tố
TruyệnCốt truyện
Nhân vật
Thơ tự sựNgười kể chuyện
Thơ trữ tìnhLuận điểm
Tùy bútLuận cứ
Nghị luậnVần, nhịp

b)

Dựa vào sự tìm hiểu ở trên, em hãy phân biệt sự khác nhau căn bản giữa văn nghị luận và các thể loại tự sự, trữ tình.

c) Những câu tục ngữ trong Bài 18, 19 có thể coi là loại văn bản nghị luận đặc biệt không? Vì sao?

Trả lời bài 3 trang 67 SGK Ngữ văn 7 tập 2

a) Chọn và ghi:

Thể loạiYếu tố
TruyệnCốt truyện, nhân vật, nhân vật kể chuyện.
Nhân vật kể chuyện nhân vật.
Thơ tự sựCốt truyện, nhân vật, nhân vật kể chuyện.
Thơ trữ tinhVần, nhịp.
Tùy bútVần, nhịp.
Nghị luậnLuận điểm, luận cứ.

b) Phân biệt văn nghị luận với các thể loại tự sự trữ tình

- Các thể loại trữ tình, tùy bút:

  • Chủ yếu dùng phương thức biểu cảm để thể hiện tình cảm, cảm xúc qua các hình ảnh nhịp điệu vần điệu.
  • Tập trung xây dựng các hình tượng nghệ thuật với nhiều dạng thức khác nhau như nhân vật, hình tượng thiên nhiên, đồ vật,…

- Văn nghị luận:

  • Dùng phương pháp lập luận bằng lí lẽ dẫn chứng để trình bày ý kiến tư tưởng nhằm thuyết phục người đọc người nghe nhận thức.
  • Có hình ảnh cảm xúc nhưng điều cốt yếu là lập luận với các hệ thống luận điểm luận cứ chặt chẽ xác đáng.

c) Có thể coi các câu tục ngữ ở bài 18, 19 là văn bản nghị luận đặc biệt vì:

  • Chúng có cấu trúc tư duy nghị luận.
  • Có luận cứ, luận điểm.
Ghi nhớ
Nghị luận là một hình thức hoạt động ngôn ngữ phổ biến trong đời sống và giao tiếp của con người để nêu ý kiến, đánh giá, nhận xét, bàn luận về các hiện tượng sự vật, vấn đề xã hội, tác phẩm nghệ thuật hay về ý kiến của người khác. Văn nghị luận phân biệt với các thể loại tự sự, trữ tình chủ yếu ở chỗ nghị luận dùng lí lẽ, dẫn chứng và bằng cách lập luận nhằm thuyết phục nhận thức của người đọc. Bài văn nghị luận nào cũng có đối tượng nghị luận, các luận điểm, luận cứ và lập luận. Các phương thức lập luận chính thường gặp là chứng minh và giải thích.

---------------

Trên đây là gợi ý trả lời câu hỏi bài 3 trang 67 SGK ngữ văn 7 tập 2 được Đọc tài liệu biên soạn chi tiết giúp các em soạn bài Ôn tập văn nghị luận trong chương trình soạn văn 7 tốt hơn trước khi đến lớp.

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM