Bài 3 trang 66 SGK Ngữ văn 11 tập 1

Xuất bản: 28/07/2020

Trả lời câu hỏi bài 3 trang 66 SGK Ngữ văn lớp 11 tập 1 phần hướng dẫn soạn bài Thực hành về thành ngữ, điển cố

Đọc Tài Liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 3 trang 66 sách giáo khoa Ngữ văn 11 tập 1 phần soạn bài Thực hành về thành ngữ, điển cố chi tiết nhất cho các em tham khảo.

Đề bài:

Đọc lại chú thích về những điển cố in đậm ở hai câu thơ sau trong bài Khóc Dương Khuê và cho biết thế nào là điển cố.

Giường kia treo cũng hững hờ,

Đàn kia gảy cũng ngẩn ngơ tiếng đàn.

(Nguyễn Khuyến, Khóc Dương Khuê)

Trả lời bài 3 trang 66 SGK Ngữ văn 11 tập 1

Để soạn bài Thực hành về thành ngữ, điển cố tối ưu nhất, Đọc Tài Liệu tổng hợp nhiều cách trả lời khác nhau cho nội dung câu hỏi bài 3 trang 66 SGK Ngữ văn lớp 11 tập 1 như sau:

Cách trình bày 1

Hai điển cố Giường kia, Đàn kia đều được dùng để nói về tình bạn thắm thiết, keo sơn. Chữ dùng ngắn gọn mà hàm ý sâu xa.

Điển cố chính là những sự việc trước đây hay những câu chữ trong sách đời trước được dẫn ra và sử dụng lồng ghép vào bài văn, vào lời nói để nói về những điều tương tự. Mỗi điển cố như một việc tiêu biểu, điển hình mà chỉ cần nhắc đến đã chứa đựng điều mà người nói muốn diễn đạt.

Cách trình bày 2

– Điển tích trong bài Khóc Dương Khuê:

+ Giường kia: mượn câu chuyện Trần Phồn đời Hậu Hán có bạn tri kỉ là Tử Trĩ, quý bạn tới mức dành riêng cho bạn một chiếc giường, khi bạn tới chơi hạ xuống, khi về thì treo lên

– Đàn kia: mượn từ ý câu chuyện về tình bạn giữa Bá Nha và Chung Tử Kì. Bá Nha người đàn giỏi, Chung Tử Kì nghe tiếng đàn là hiểu được ý tưởng người đánh đàn. Sau khi Tử Kì chết, Bá Nha treo đàn lên không gảy nữa vì cho rằng không ai hiểu được tiếng đàn của mình

⇒ Hai điển tích tô đậm cho tình bạn giữa mình và Dương Khuê thêm thắm thiết, tri kỉ. Mất bạn, không ai hiểu được lòng mình.

Cách trình bày 3

Hai điển cố được sử dụng là:

- Giường kìa: Mượn ý từ câu chuyện về Trần Phồn đời Hậu Hán. Trần Phồn có bạn là Tử Trĩ. Phồn quý bạn đến mức dành riêng cho bạn một chiếc giường, khi bạn đến chơi thì hạ xuống, lúc về thì lại treo giường lên.

-  Đàn kia: Mượn ý từ câu chuyện kể về tình bạn giữa Bá Nha và Chung Tử Kì. Bá Nha là người đàn giỏi, trong khi đó Chung Tử Kì chỉ cần nghe tiếng đàn mà có thể hiểu được tâm sự và suy nghĩ của bạn. Khi Chung Tử Kì mất, Bá Nha đã treo đàn không gảy nữa vì cho rằng không có ai hiểu được tiếng đàn của mình.

=> Cả hai điển cố nêu trên đều được dùng để nói về tình bạn thắm thiết, keo sơn. Chữ dùng ngắn gọn mà hàm ý sâu xa. Điển cố chính là những sự việc trước đây hay câu chữ trong sách đời trước được dẫn ra và sử dụng lồng ghép vào bài văn, vào lời nói để nói về những điều tương tự. Mỗi điển cố như một sự việc tiêu biểu, điển hình mà chỉ cần nhắc đến đã chứa đựng điều mà người nói muốn diễn đạt.

Cách trình bày 4

Giường kia treo cũng hững hờ

Đàn kia gảy cũng ngẩn ngơ tiếng đàn

- Giường kia: mượn ý từ câu chuyện của Trần Phồn đời Hậu Hán. Trần Phồn có bạn là Tử Trĩ. Phồn Quý bạn đến mức dành riêng cho bạn một chiếc giường, khi bạn đến chơi thì hạ xuống, lúc về thì lại treo giường lên.

- Đàn kia: mượn ý từ câu chuyện kể về tình bạn giữa Bá Nha và Chung Tử Kì. Bá Nha là người đàn giỏi, còn Chung Tử Kì chỉ cần nghe tiếng đàn của Bá Nha là hiểu được ý tưởng của người đánh đàn. Sau khi Tử Kì chết, Bá Nhá đã treo đàn không gảy nữa vì cho rằng không còn ai có thể hiểu được tiếng đàn của mình.

=> Cả hai điển cố Nguyễn Khuyến đều dùng để nói đến tình bạn giữa mình và Dương Khuê, cũng thắm thiết, tri kỉ như thế. Mất bạn, chẳng còn ai hiểu được lòng mình.

- Về điển cố: Điển cố không có tính chất cố định về cấu tạo như thành ngữ nhưng cũng mang tính cụ thể, xuất phát từ những sự kiện hoặc sự tích cụ thể trong quá khứ để nói về những điều trong cuộc sống hiện tại. Điển cố thường có hình thức ngắn gọn nhưng ý nghĩa lại hàm súc.

Cách trình bày 5

Điển cố là những chuyện, sự tích xưa thường lấy trong sử sách Trung Quốc mang một ý nghĩa nào đó, chỉ một loại người nào đó.

- Giường kia: mượn ý từ câu chuyện của Trần Phồn đời Hậu Hán. Trần Phồn có bạn là Tử Trĩ. Phồn Quý bạn đến mức dành riêng cho bạn một chiếc giường, khi bạn đến chơi thì hạ xuống, lúc về thì lại treo giường lên.

- Đàn kia: câu chuyện kể về tình bạn giữa Bá Nha và Chung Tử Kì. Bá Nha là người đàn giỏi, còn Chung Tử Kì chỉ cần nghe tiếng đàn của Bá Nha là hiểu được ý tưởng của người đánh đàn. Sau khi Tử Kì chết, Bá Nhá đã treo đàn không gảy nữa vì cho rằng không còn ai có thể hiểu được tiếng đàn của mình.

Mượn hai điển cố này, Nguyễn Khuyến đều dùng để nói đến tình bạn thân thiết giữa mình và Dương Khuê. Bạn mất, chẳng còn ai hiểu được lòng mình, chẳng còn ai để chia sẻ mọi buồn vui trong cuộc sống.

-/-

Bài 3 trang 66 SGK Ngữ văn 11 tập 1 được hướng dẫn trả lời và trình bày theo các cách khác nhau. Hãy vận dụng kết hợp với kiến thức của bản thân em để có những lựa chọn trình bày tối ưu nhất, dễ hiểu nhất khi soạn bài Thực hành về thành ngữ, điển cố trong khi làm bài soạn văn 11 trước khi lên lớp.

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM