Bài 3 trang 65 SGK Ngữ văn 11 tập 1

Xuất bản: 28/07/2020

Trả lời câu hỏi bài 3 trang 65 SGK Ngữ văn lớp 11 tập 1 phần hướng dẫn soạn bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc

Đọc Tài Liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 3 trang 65 sách giáo khoa Ngữ văn 11 tập 1 phần soạn bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc chi tiết nhất cho các em tham khảo.

Đề bài:

Tiếng khóc bi tráng của tác giả xuất phát từ nhiều nguồn cảm xúc. Theo anh (chị), đó là những cảm xúc gì? Vì sao tiếng khóc đau thương này lại không hề bi lụy.

Trả lời bài 3 trang 65 SGK Ngữ văn 11 tập 1

Để soạn bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc tối ưu nhất, Đọc Tài Liệu tổng hợp nhiều cách trả lời khác nhau cho nội dung câu hỏi bài 3 trang 65 SGK Ngữ văn lớp 11 tập 1 như sau:

Cách trình bày 1

Đoạn 3 (ai vãn) là tiếng khóc bi thiết của tác giả xuất phát từ nhiều cảm xúc:

– Nỗi xót thương đối với người liệt sĩ phải hi sinh sự nghiệp dang dở, ra đi khi chí nguyện chưa thành.

– Nỗi xót xa của gia đình mất người thân, với những mẹ già, vợ trẻ.

– Nỗi căm hờn những kẻ đã gây ra nghịch cảnh éo le hòa chung với tiếng khóc uất ức nghẹn ngào trước cảnh đau thương của đất nước, của dân tộc.

=> Tiếng khóc lớn, mang tầm vóc lịch sử.

Tiếng khóc trong tác phẩm tuy bi thiết nhưng không bi lụy, không đượm màu tang tóc, bởi nó mang âm hưởng của niềm tự hào, sự khẳng định về ý nghĩa bất tử của cái chết vì nước, vì dân mà muôn đời sau con cháu vẫn tôn thờ.

Cách trình bày 2

- Nỗi xót thương đối với người liệt sĩ phải hi sinh sự nghiệp dang dở, ra đi khi chí nguyện chưa thành.

- Nỗi xót xa của gia đình mất người thân, với những mẹ già, vợ trẻ.

- Nỗi căm hờn những kẻ đã gây ra nghịch cảnh éo le hòa chung với tiếng khóc uất ức nghẹn ngào trước cảnh đau thương của đất nước, của dân tộc.

=> Tiếng khóc thương của nhà thơ không chỉ gợi nỗi đau mà cao hơn còn khích lệ lòng căm thù giặc và ý chí tiếp nối sự nghiệp dang dở của những người nghĩa sĩ. Tiếng khóc tuy bi thiết nhưng không đượm màu tang tóc, thê lương kéo dài bởi nó mang âm hưởng của niềm tự hào, sự khẳng định về ý nghĩa bất tử của cái chết vì nước, vì dân mà muôn đời sau con cháu vẫn tôn thờ.

Cách trình bày 3

Tiếng khóc xót thương cho người đã mất: nghĩa sĩ, nhân dân. Đó là tiếng khóc của tác giả, của gia đình thân quyến, của nhân dân Nam Bộ và cả nước. Nguyễn Đình Chiểu đã nhân danh vận nước, nhân danh lịch sử mà khóc những người dân anh hùng xả thân cho Tổ quốc. Đấy là tiếng khóc có tầm vóc sử thi, tầm vóc thời đại.

Khóc cho người còn sống: mẹ già, vợ yếu con thơ. Giờ đây những người mẹ già đêm đến khóc con những người vợ yếu chạy đi tìm. Câu văn này cũng cho ta thấy được sự đồng cảm sâu sắc của nhà thơ đối với các gia đình liệt sĩ.

Khóc cho quê hương, đất nước. Nhiều niềm cảm thương cộng lại thành nỗi đau sâu nặng, không chỉ ở trong lòng người mà dường như còn bao trùm khắp cỏ cây, sông núi, tất cả đều nhuốm màu tang tóc, bi thương:

Đoái sông Cần Giuộc, cỏ cây mấy dặm sầu giăng...

Binh tướng nó hãy đóng sông Bến Nghé, ai làm nên bốn phía mây đen...

=> Đau thương vô hạn nhưng không bi lụy, vì trong nỗi đau vẫn có niềm cảm phục và tự hào đối với người nghĩa sĩ. Đó là những người dân bình thường đã dám đứng lên bảo vệ từng tấc đất ngọn rau, bát cơm manh áo của mình chống lại kẻ thù hung hãn, lây cái chất để làm rạng ngời một chân lí cao đẹp của thời đại - thà chết vinh còn hơn sống nhục.

Cách trình bày 4

– Tiếng khóc của tác giả xuất phát từ cảm xúc, sự xót thương đối với người liệt sĩ

+ Nỗi nuối tiếc, hận cho những người phải hi sinh sự nghiệp dang dở, chí nguyện chưa thành

+ Nỗi xót xa của gia đình mất người thân

+ Nỗi căm hờn những kẻ gây ra khó khăn, đau khổ

+ Tiếng khóc uất nghẹn trước tình cảnh đau thương của dân tộc

– Nhà thơ thay mặt nhân dân khóc thương biểu dương công của những người nghĩa sĩ

+ Tiếng khóc hướng về cái chết và hướng về cuộc sống đau thương, khổ nhục của dân tộc trước làn sóng xâm lăng của thực dân

+ Tiếng khóc khích lệ tinh thần chiến đấu, sự nghiệp còn dang dở của người nghĩa sĩ

⇒ Tiếng khóc tuy bi thiết nhưng không đượm màu tang tóc, thê lương kéo dài bởi nó mang âm hưởng tự hào, của sự khẳng định.

Cách trình bày 5

- Nỗi xót thương đối với người liệt sĩ phải hi sinh sự nghiệp dang dở, ra đi khi chí nguyện chưa thành.

- Nỗi xót xa của gia đình mất người thân, với những mẹ già, vợ trẻ.

- Nỗi căm hờn những kẻ đã gây ra nghịch cảnh éo le hòa chung với tiếng khóc uất ức nghẹn ngào trước cảnh đau thương của đất nước, của dân tộc.

=> Tiếng khóc tuy bi thiết nhưng không đượm màu tang tóc, thê lương kéo dài bởi nó mang âm hưởng của niềm tự hào, sự khẳng định về ý nghĩa bất tử của những người hi sinh vì đất nước, vì nhân dân.

Tham khảo: Cảm nhận bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu

-/-

Bài 3 trang 65 SGK Ngữ văn 11 tập 1 được hướng dẫn trả lời và trình bày theo các cách khác nhau. Hãy vận dụng kết hợp với kiến thức của bản thân em để có những lựa chọn trình bày tối ưu nhất, dễ hiểu nhất khi soạn bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc trong khi làm bài soạn văn 11 trước khi lên lớp.

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM