Bài 3 trang 60 SGK Ngữ văn 11 tập 2

Xuất bản: 05/05/2020 - Cập nhật: 25/06/2020

Trả lời câu hỏi bài 3 trang 60 SGK Ngữ văn lớp 11 tập 2 phần hướng dẫn soạn bài Tôi yêu em - Pu-skin

Đọc Tài Liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 3 trang 60 sách giáo khoa Ngữ văn 11 tập 2 phần soạn bài Tôi yêu em - Pu-skin chi tiết nhất cho các em tham khảo.

Đề bàiTại sao có thể nói hai câu kết là bất ngờ, hàm chứa nhiều ý vị?

Trả lời bài 3 trang 60 SGK Ngữ văn 11 tập 2

Cùng Đọc Tài Liệu xem các cách trả lời khác nhau cho câu hỏi bài 3 trang 60 sách Ngữ văn 11 tập 2 dưới đây.

Cách trả lời 1 - Ngắn gọn

Hai câu kết tạo bất ngờ khi nối kết giữa quá khứ tới tương lai

- Câu thơ “Tôi đã yêu em chân thành như thế đó, dịu dàng như thế đó” tóm gọn được tâm trạng của 6 câu thơ trước đó

- Nhân vật trữ tình vẫn tha thiết giữ lại những đau khổ, để người yêu có được tấm lòng dịu dàng, chân thành

- Nhân vật trữ tình vượt lên trên sự ích kỉ để cầu mong người yêu được hạnh phúc

- Câu 5- 6 là sự dằn vặt, u buồn thì hai câu kết là sự thanh thoát, hóa giải sự nuối tiếc, xót xa, để tự tin kiêu hãnh với tình yêu của mình.

Cách trả lời 2 - Đầy đủ

Hai câu kết là bất ngờ, hàm chứa nhiều ý vị bởi nó thể hiện sự cao thượng, chân thành trong tình yêu của nhân vật trữ tình:

– Tôi yêu em lặp lại lần thứ 3 nhằm khẳng định tình yêu sâu sắc, chân thành, không bao giờ phai nhạt của nhân vật trữ tình.

– Lời cầu chúc:

+ Thể hiện tấm chân tình của nhân vật tôi.

+ Thể hiện cung bậc cảm xúc cao nhất của tình yêu: chân thành, mãnh liệt, đằm thắm.

+ Lòng vị tha, cao thượng của nhân vật trữ tình đã vượt qua mọi ghen tuông, ích kỷ của bản thân để cho em được hạnh phúc như em mong muốn.

-> Trái tim độ lượng, chân thành, biết hi sinh trong tình yêu của nhân vật tôi.

=> Quan niệm nhân văn cao đẹp trong tình yêu.

Cách trả lời 3 - Chi tiết

Hai câu thơ cuối của bài thơ quả thật rất bất ngờ và thú vị:

Tôi yêu em, yêu chân thành, đằm thắm,

Cầu em được người tình như tôi đã yêu em.

- Hai câu kết cũng mở đầu bằng điệp khúc "tôi yêu em" nhưng không chỉ trở về quá khứ (đã yêu em) mà còn là sự tiếp nối liên tục hết sức đặc biệt từ quá khứ tới tương lai.

- Câu 7 khái quát tấm tình được diễn tả trong toàn bộ sáu câu trước đó (Tôi đã yêu em chân thành như thế đó, đằm thắm như thế đó). Câu thơ thể hiện bản lĩnh và tấm lòng tha thiết với người yêu của nhân vật trữ tình. Một lần nữa, ta thấy nhân vật trữ tình lại giữ lại tất cả những sầu khổ, dằn vặt cho riêng mình để chỉ dâng hiến cho bạn lòng tặng vật tốt đẹp nhất của tình yêu, đó là sự chân thành và đằm thắm.

+ Câu 7 chuyển ý đến câu 8 bằng một so sánh tương ứng: Cầu cho em lại được ai khác yêu em cũng chân thành như tôi đã yêu em, đằm thắm như tôi đã yêu em. Nếu ở câu 6, nhân vật trữ tình bị giày vò bởi nỗi ghen tuông, thì đến đây, anh đã vượt lên sự ích kỉ thường tình để có thể gửi gắm vào một người (chác, một người thứ ba tất cả tình cảm nâng niu mà anh dành cho người anh yêu với ước mong nàng được hạnh phúc. Yêu chân thành, đằm thắm, người ta có thể quên đi "cái tôi" để chỉ nghĩ đến người mình yêu. Với tình yêu thực sự, người ta phấn đấu thực hiện được sự "toàn mãn" trong tình yêu hơn là được yêu. Câu thơ không phải không ẩn chút nuối tiếc, xót xa nhưng đồng thời cũng rất tự tin và kiêu hãnh (bởi có thể chẳng ai khác nữa ngoài anh yêu em chân thành, đằm thắm đến thế; và cũng rất có thể em, có thể chúng ta đang để mất một tình yêu quý giá chẳng bao giờ còn kiếm tìm được nữa).

- Nhân vật trữ tình vượt lên trên sự ích kỉ để cầu mong người yêu được hạnh phúc

- Câu 5- 6 là sự dằn vặt, u buồn thì hai câu kết là sự thanh thoát, hóa giải sự nuối tiếc, xót xa, để tự tin kiêu hãnh với tình yêu của mình.

-/-

Các em vừa tham khảo một số cách trả lời bài 3 trang 60 SGK Ngữ văn 11 tập 2 được Đọc Tài Liệu tổng hợp và biên soạn giúp em chuẩn bị bài và soạn bài Tôi yêu em - Pu-skin trong tuyển tập Soạn văn 11 tốt hơn trước khi đến lớp.

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM