Bài 3 trang 6 SGK Ngữ văn 9 tập 2

Xuất bản: 19/12/2019 - Tác giả:

Trả lời câu hỏi bài 3 trang 6 SGK Ngữ văn lớp 9 tập 2 phần hướng dẫn soạn bài Bàn về đọc sách ngữ văn 9.

Đọc Tài Liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 3 trang 6 sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập Hai phần soạn bài Bàn về đọc sách chi tiết nhất của Chu Quang Tiềm.

Đề bàiMuốn tích lũy học vấn, đọc sách có hiệu quả, tại sao trước tiên cần chọn lựa sách mà đọc? Theo tác giả, nên chọn lựa như thế nào?

Trả lời bài 3 trang 6 SGK văn 9 tập 2

Cách trả lời 1:

- Trước tiên phải lựa sách mà đọc vì sách nhiều cũng có những nguy hại của nó:

+ Sách nhiều khiến người ta không chuyên sâu, không biết nghiền ngẫm.

+ Sách nhiều khó lựa chọn, người đọc dễ lạc hướng, lãng phí thời gian.

- Cách chọn lựa sách mà tác giả đưa ra:

+ Không tham đọc nhiều, đọc lung tung, phải đọc kĩ những cuốn thực sự có giá trị.

+ Đọc kĩ về sách, tài liệu thuộc lĩnh vực chuyên môn của mình.

+ Khi đọc chuyên sâu, không thể xem thường loại sách gần gũi với chuyên môn.

Cách trả lời 2:

Muốn tích lũy học vấn, đọc sách có hiệu quả trước tiên cần biết chọn lựa sách mà đọc vì những nguy hại:

- Sách nhiều khiến người ta “ăn tươi nuốt sống” không kịp “tiêu hóa”, không biết nghiền ngẫm và cũng không chuyên sâu.

- Sách nhiều khiến người đọc khó chọn lựa, nhất là dễ lãng phí thời gian và sức lực vào những quyển sách vô bổ, những quyển sách không thực sự hữu ích.

Vì vậy tác giả đưa ra cách lựa chọn sách:

- Đọc sách quý hồ tinh, bất quý hồ đa, không nên tham đọc nhiều, đọc lung tung mà đọc phải chọn cho tinh, đọc cho kĩ, hiểu cho sâu những quyển sách thật sự cần thiết, thật sự có giá trị và thật sự hữu ích.

- Cần đọc kĩ, hiểu sâu các cuốn sách, tài liệu cơ bản thuộc lĩnh vực chuyên môn của mình.

- Trong khi đọc các tài liệu chuyên sâu cũng lưu ý là không được quên đọc các loại sách phổ thông, thường thức, loại sách ở các lĩnh vực kề cận, gần gũi. Theo tác giả, trên dời không có học vấn nào là cô lập, không có liên hệ kế cận vì thế “không biết rộng thì không thể chuyên, không thông thái thì không thể nắm gọn. Trước hãy biết rộng rồi sau mới nắm chắc, đó là trình tự để nắm vững bất cứ học vấn nào”.

>>> Đọc thêmPhân tích bài Bàn về đọc sách - Chu Quang Tiềm

Cách trả lời 3:

Thế giới đang bùng nổ thông tin, lượng sách in ra ngày càng nhiều, nếu không có sự lựa chọn, xử lí thông tin, khoa học, con người dễ bối rối trước kho tàng tri thức khổng lồ

- Nó khiến người ra không chuyên sâu, dễ “ăn tươi nuốt sống” không kịp tiêu hóa, không biết suy ngẫm

- Nó khiến người đọc khó lựa chọn, lãng phí thời gian, sức lực với những cuốn sách không thật có ích

Theo tác giả, cần lựa chọn sách đọc:

- Không tham đọc nhiều, đọc lung tung mà phải chọn cho tinh, đọc cho kĩ những quyển thực sự có giá trị, có ích cho mình.

- Trong khi đọc chuyên sâu, không nên xem thường những loại sách thường thức, gần gũi với chuyên môn của mình.

- Tác giả khẳng định: trên đời không có học vấn nào là cô lập, không có liên hệ nào kế cận, cần biết rộng rồi mới nắm chắc.

- Cần đọc các cuốn sách, tài liệu cơ bản thuộc lĩnh vực chuyên môn, chuyên sâu.

Cách trả lời 4:

Đọc sách phải chọn lọc vì nếu không chọn lọc sẽ rơi vào các nguy cơ:

- Đọc sách theo kiểu ăn tươi nuốt sống, không tiêu hóa được.

- Khi sách nhiều, nếu không chọn lọc thì lãng phí thời gian, hao phí tiền bạc và sức lực.

- Việc lựa chọn sách để đọc không hạn chế kiến thức vì tác giả đã lưu ý “không biết rộng thì không thể chuyên, không thông thái thì không thể nắm gọn”. Bởi vậy, đọc chuyên sâu phải kết hợp với đọc mở rộng.

Theo ý kiến tác giả, cần lựa chọn sách khi đọc như sau:

- Không tham đọc nhiều, đọc lung tung mà phải chọn cho tinh, đọc cho kĩ những quyển nào thực sự có giá trị, có lợi cho mình.

- Cần đọc kĩ các cuốn sách, tài liệu cơ bản thuộc lĩnh vực chuyên môn, chuyên sâu của mình.

- Trong khi đọc tài liệu chuyên sâu, cũng không thể xem thường việc đọc loại sách thường thức, loại sách ở lĩnh vực gần gũi, kế cận với chuyên môn của mình.

Tham khảoNghị luận về tác dụng của sách đối với đời sống con người

-/-

Bài 3 trang 6 SGK ngữ văn 9 tập 2 được Đọc Tài Liệu hướng dẫn trả lời với nhiều cách khác nhau giúp bạn tham khảo để soạn bài Bàn về đọc sách tốt hơn.

Chúc các em học tốt !

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM