Bài 3 trang 52 SGK Ngữ văn 7 tập 1

Xuất bản: 15/06/2020 - Cập nhật: 11/07/2022 - Tác giả: Giangdh

Trả lời câu hỏi bài 3 trang 52 SGK Ngữ văn lớp 7 tập 1 phần hướng dẫn soạn bài Những câu hát châm biếm

Hướng dẫn chi tiết trả lời bài 3 trang 52 SGK Ngữ văn lớp 7 tập 1 phần trả lời câu hỏi đọc - hiểu, soạn bài Những câu hát châm biếm ngắn gọn nhất giúp các em chuẩn bị tốt kiến thức trước khi tới lớp.

Đề bài

Mỗi con vật trong bài 3 tượng trưng cho ai, hạng người nào trong xã hội xưa? Việc chọn các con vật để miêu tả, “đóng vai” như thế lí thú ở điểm nào? Cảnh tượng trong bài có phù hợp với đám tang không? Bài cao dao này phê phán, châm biếm cái gì?

Con cò chết rũ trên cây, 

Cò con mở lịch xem ngày làm ma.

Cà cuống uống rượu la đà,

Chim ri ríu rít bò ra lấy phần,

Chào mào thì đánh trống quân

Chim chích cởi trần, vác mõ đi rao.

Trả lời bài 3 trang 52 SGK Ngữ văn 7 tập 1

Câu trả lời tham khảo

Trả lời chi tiết

- Ý nghĩa tượng trưng của các con vật: Muốn hiểu được ý nghĩa tượng trưng của các con vật trong bài ca dao các em phải tìm hiểu các tục lệ, luật lệ của cuộc sống làng xã ngày xưa.

  • Con cò tượng trưng cho những người nông dân trong xã hội thân phận nhỏ bé.
  • Cà cuống là những kẻ có vai vế, địa vị trong làng xã như xã trưởng, lí trường

=> đến đám ma ngồi uống rượu say sưa.

  • Chim ri, chào mào là những kẻ tay chân của xã trưởng, lí trưởng như: cai lệ, lính lệ - kiếm chác chia phần.
  • Chim chích là anh mõ đi rao việc làng.

- Sự lí thú trong việc lựa chọn các con vật đóng vai:

  • Làm cho cảnh tượng trở nên sinh động lí thú. Một xã hội loài người được thực hiện ra qua xã hội của loài vật.
  • Mỗi con vật có những hành động và đặc trưng riêng đúng với hạng người mà nó đóng vai.
  • Ý nghĩa phê phán trở nên sâu sắc kín đáo.

- Nhận xét về cảnh tượng trong bài ca dao.

  • Cảnh tượng đó không phù hợp với đám tang - chủ yếu là từ phía nững người đến dự đám.
  • Gia đình nhà cò ở trong tình cảnh đáng thương thê thảm : cha mẹ cò chết rũ ở trên cây, cò còn lo lắng chuẩn bị mọi thứ cho đám tang – còn những kẻ khác thì lại tranh nhau đến để kiếm chác, chia phần, đánh chén một cách vô lối.

- Ý nghĩa phê phán của bài ca dao : Phê phán hủ tục ma chay vô lí làm khổ người dân.

Trả lời ngắn gọn

- Ý nghĩa tượng trưng của các con vật trong bài ca dao:

  • Con cò: người nông dân
  • Cà cuống: những kẻ có thế lực, tai to mặt lớn
  • Chim ri, chào mào: cai lệ, lính lệ
  • Chim chích: những anh mõ làng

⇒ Mỗi con vật tượng trưng cho một hạng người trong xã hội xưa, làm cho nội dung châm biếm, phê phán trở nên sâu sắc, kín đáo

- Khung cảnh đám ma như một đám rước hội, là dịp để mọi người đánh chén, tụ hội, chia chác om sòm

⇒ Cảnh tượng mang giá trị tố cáo

⇒ Bài ca phê phán thủ tục ma chay rườm rà, làm khổ thêm người nông dân trong xã hội cũ.

Ghi nhớ

Những câu hát châm biếm đã thể hiện khá tập trung nét đặc sắc của nghệ thuật trào lộng dân gian Việt Nam. Qua các hình ảnh ẩn dụ, tượng trưng, biện pháp nói ngược và phóng đại,... những câu hát châm biếm ấy đã phơi bày các sự việc mâu thuẫn, phê phán thói hư tật xấu của những hạng người và sự việc đáng cười trong xã hội.

---------------

Đọc tài liệu vừa hướng dẫn các em trả lời câu hỏi bài 3 trang 52 SGK ngữ văn 7 tập 1 với mong muốn giúp các em hiểu bài kỹ hơn, qua đó chuẩn bị soạn bài Những câu hát châm biếm trong chương trình soạn văn 7 được tốt nhất trước khi tới lớp

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM