Bài 3 trang 52 SGK Ngữ văn 11 tập 2

Xuất bản: 04/02/2020 - Tác giả:

Trả lời câu hỏi bài 3 trang 52 SGK Ngữ văn lớp 11 tập 2 phần hướng dẫn soạn bài Chiều xuân ngữ văn 11.

Tài liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 3 trang 52 sách giáo khoa Ngữ văn 11 tập Hai phần đọc hiểu soạn bài Chiều xuân của Anh Thơ chi tiết và đầy đủ nhất.

Đề bàiHãy thống kê những từ láy trong bài thơ và phân tích nét đặc sắc của những từ láy đó.

Trả lời bài 3 trang 52 SGK văn 11 tập 2

Cách trả lời 1:

Trong bài thi sĩ đã dùng rất nhiều từ láy để dựng cảnh, hay nói đúng hơn là để gợi cái trạng thái tinh thần của cảnh:

- Mưa thì êm êm

- Quán tranh đứng im lìm

- Hoa xoan rụng tơi bời

- Đàn sáo mổ vu vơ

- Cánh bướm rập rờn

- Những trâu bò thong thả

Trong các từ láy đã nêu, trừ từ tơi bời, các từ láy còn lại đều là những từ láy có tính chất giảm nhẹ: êm êm, vu vơ, rập rờn, thong thả,... và hoặc thì diễn tả trạng thái thụ động hoặc thì diễn tả trạng thái đều đều của chủ thể. Rõ ràng trong tổng thể bài thơ, chính sự kết hợp của những từ láy này đã giúp thể hiện nổi bật vẻ dịu dàng, yên ả, thanh bình của cảnh chiều xuân cũng như của nhịp sống khoan thai nơi đồng quê của tác giả.

Tham khảo thêm văn mẫuPhân tích bài thơ Chiều xuân - Anh Thơ

Cách trả lời 2:

- Các từ láy có trong bài thơ: êm êm, im lìm, tơi bời, vu vơ, rập rờn, thong thả.

- Tác dụng của các từ láy:

+ Hầu hết các từ láy trên đều mang vần bằng và đều diễn tả đặc điểm giảm nhẹ của tính chất và hoạt động (trừ từ láy tơi bời).

+ Diễn tả tinh tế và chính xác trạng thái của các đối tượng được miêu tả (mưa, quán tranh, hoa xoan, đàn sáo, cánh bướm, trâu bò), đó là trạng thái nhẹ nhàng, đều đều, yên ắng rất hài hòa, êm dịu.

+ Đem lại hiệu quả gợi hình, gợi cảm, gợi không khí bâng khuâng và nhịp điệu khoan thai, êm ả của cuộc sống yên bình nơi làng quê Bắc Bộ.

Cách trả lời 3:

- Các từ láy được sử dụng: êm đềm, im lìm, tơi bời, vu vơ, rập rờn, thong thả, êm êm

⇒ Tác dụng: Những từ láy vừa gợi hình, vừa gợi cảm diễn tả trạng thái thụ động hoặc đều đều của chủ thể, làm nổi bật vẻ tĩnh lặng, thanh bình của khung cảnh chiều xuân cũng như nhịp sống khoan thai nơi đồng quê của tác giả.

>>> Đọc thêmNêu cảm nhận của em về bài thơ Chiều xuân

Các em vừa tham khảo một số cách trả lời bài 3 trang 52 SGK ngữ văn 11 tập 2 được tổng hợp và biên soạn chi tiết giúp em chuẩn bị bài và soạn bài Chiều xuân (AnhThơ) tốt hơn trước khi đến lớp.

Chúc các em học tốt !

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM