Bài 3 trang 5 SGK Ngữ văn 11 tập 2

Xuất bản: 03/01/2020 - Tác giả:

Trả lời câu hỏi bài 3 trang 5 SGK Ngữ văn lớp 11 tập 2 phần hướng dẫn soạn bài Lưu biệt khi xuất dương ngữ văn 11.

Đọc Tài Liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 3 trang 5 sách giáo khoa Ngữ văn 11 tập Hai phần đọc hiểu soạn bài Lưu biệt khi xuất dương (Phan Bội Châu) chi tiết nhất.

Đề bài: Anh (chị) có nhận xét gì về hai câu 6 và 8 của bản dịch thơ so với nguyên tác (đối chiếu với phần dịch nghĩa)?

Trả lời bài 3 trang 5 SGK văn 11 tập 2

Cách trả lời 1:

- Câu 6: Nguyên tác: “Nguyện trục trường phong Đông khứ hải”: mong muốn đuổi theo ngọn gió dài đi qua biển Đông. Câu dịch thơ lại là: “Muốn vượt bể Đông theo cánh gió” – đạp bằng gian khó để đạt được ước nguyện giải phóng dân tộc. Nhưng câu thơ dịch chỉ chú ý đến “vượt bể Đông” mà không chú trọng đến ý thơ thể hiện được nhà thơ ý thức được gian khó – ý thức được gian khó nhưng vẫn khao khát vượt qua “ đuổi theo”. Do đó, làm mất đi đôi chút lớn lao, mạnh mẽ, can trường của nhân vật trữ tình.

- Câu 8: Nguyên tác “Thiên trùng bạch lãng nhất tề phi” – ngàn đợt sóng bạc cùng bay lên. Câu thơ dịch là: “Muôn trùng sóng bạc tiễn ra khơi”. Câu dịch làm mất đi cái kì vĩ, hào sảng của hình ảnh “nhất tề phi” – “cùng bay lên” đầy lãng mạn, hùng tráng.

Cách trả lời 2:

So sánh nguyên tác với bản dịch trong câu 6 và câu 8 chưa lột tả được hết ý thơ:

- Câu 6 dịch “học cũng hoài” chỉ nêu ý phủ nhận, còn phiên âm “có đọc sách cũng ngu thôi” vừa phủ nhận vừa nêu được cái khí phách ngang tàng, táo bạo, dứt khoát.

- Câu 8: bản dịch Muôn trùng sông biển tiễn ra khơi → êm ả, bình thường vẫn chưa lột tả được sự phi thường của con người so với nguyên tác: Ngàn đợt sóng bạc cùng bay lên

→ Bức tranh mà con người là trung tâm vút bay cùng muôn ngàn sóng gió giữa biển khơi. Đây là một hình ảnh đẹp, kì vĩ lớn lao.

Tham khảo thêmPhân tích bài thơ Lưu biệt khi xuất dương

Cách trả lời 3:

Hai câu thơ 6 và 8 trong bản dịch thơ so với nguyên tác có chút khác biệt:

- Câu 6: Trong bản nguyên tác câu 6 là "Thánh hiền đã vắng thì có đọc sách cũng ngu thôi !". Tác giả chưa đến mức phủ nhận tất cả giá lý nho gia nhưng tác giả cho thấy một quan điển rõ ràng rằng sách vở, đạo đức nho gia đã từng là giường cột cho phong kiến Việt Nam đã không còn có thể giúp ích được cho ta trong buổi nước mất nhà tan. Ngược lại, nếu cứ khư khư nệ cũ, chìm đắm trong tư tưởng trung quân thì chỉ làm mình ngu thêm mà thôi. Tuy nhiên trong bản dịch thơ tác giả chỉ nêu được rằng "học cũng hoài' mới chỉ nêu được sự phủ định của Phan Bội Châu với Nho học chứ chưa làm nổi bật lên khí phách ngang tàng, dứt khoát của tác giả.

- Câu 8: Trong nguyên tác câu thơ này là "Thiên trùng bạch lãng nhất tề phi" những hình tượng vừa kì vĩ, lớn lao vừa lãng mạn. Như hòa nhập với con người trong tư thế cùng bay lên, thể hiện chất sử thi cuộn trào trong từng câu chữ. Câu này được dịch thành thơ "Muôn trùng sóng bạc tiễn ra khơi" chưa thể hiện được khí thế hùng mạnh, bay bổng như nguyên tác nhưng cũng có thể hiện được sự thích thú của nhân vật trữ tình trước những khó khăn.

Trên đây là 3 cách trả lời câu hỏi bài 3 trang 5 SGK ngữ văn 11 tập 2 do Đọc Tài Liệu tổng hợp và biên soạn, hi vọng sẽ giúp em hiểu và soạn bài Lưu biệt khi xuất dương của Phan Bội Châu tốt hơn trước khi đến lớp.

Chúc các em học tốt !

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM