Bài 3 trang 40 SGK Ngữ văn 7 tập 1

Xuất bản: 18/06/2020 - Cập nhật: 11/07/2022 - Tác giả: Giangdh

Trả lời câu hỏi bài 3 trang 40 SGK Ngữ văn lớp 7 tập 1 phần hướng dẫn soạn bài Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người

Tài liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 3 trang 40 SGK Ngữ văn 7 tập một phần trả lời câu hỏi đọc - hiểu, soạn bài Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người chi tiết và đầy đủ nhất.

Đề bài

Phân tích cụm từ “Rủ nhau” và nêu nhận xét của em về cách tả cảnh của bài 2. Địa danh và cảnh trí trong bài gợi lên điều gì? Suy ngẫm của em về câu hỏi cuối bài ca: “Hỏi ai gây dựng nên non nước này?”

Rủ nhau xe cảnh Kiếm Hồ,

Xem cầu Thê Húc, xem chùa Ngọc Sơn,

Đài Nghiên, Tháp Bút chưa mòn,

Hỏi ai gây dựng nên non nước này?

Trả lời bài 3 trang 40 SGK Ngữ văn 7 tập 1

Tham khảo một số cách trình bày mà Đọc tài liệu biên tập dưới đây

Cách trình bày 1

- Trong bài 2, cụm từ “Rủ nhau” cho thấy cả những người rủ và người được rủ đều tỏ ra thích thú muốn được tham quan cảnh đẹp Hồ Gươm. Đây là một thắng cảnh thiên nhiên, đồng thời là một di tích lịch sử, văn hóa của đất nước ta.

- Cách tả cảnh của bài ca dao này là gợi chứ không tả, tức chỉ nhắc lần lượt các địa danh: Kiếm Hồ, Thê Húc, Ngọc Sơn... Nhưng như thế cũng đủ cho người nghe cảm thấy háo hức, vì đó là những cảnh trí tiêu biểu của hồ Hoàn Kiếm.

- Địa danh gắn liền với truyền thống đấu tranh (sự tích Hồ Gươm) dân tộc. Cảnh trí đa dạng có hồ, cầu, có chùa, đền đài, tháp... tạo thành cảnh thiên nhiên thơ mộng của đất Thăng Long. Vì thế, địa danh và cảnh trí trong bài gợi lên niềm tự hào về đất nước, về lịch sử và văn hóa.

“Hỏi ai gây dựng nên non nước này?”

- Câu hỏi cuối bài là lời nhắn nhủ nhắc chúng ta phải nhớ đến công lao xây dựng đất nước của các đấng tiền nhân. Câu hỏi còn nhắc chúng ta cùng các thế hệ mai sau phải biết tiếp tục xây dựng, giữ gìn đất nước cho xứng với truyền thống lịch sử, văn hóa nghìn đời của dân tộc.

Cách trình bày 2

- Cụm từ “Rủ nhau” phổ biến trong ca dao Việt Nam.

  • Sự thân thiết tới mức có thể sử dụng quan hệ gần gũi, thân thiết
  • Người rủ và người được rủ có chung mối quan tâm và cùng muốn làm một việc gì đó.

- Cách tả: bài ca gợi nhiều hơn tả- thông qua việc gợi nhắc tới Kiếm Hồ, Thê Húc, Ngọc Sơn, Đài Nghiên, Tháp Bút

- Cảnh đa dạng, có hồ, cầu, đền, đài và tháp tất cả hợp thành một không gian thiên tạo và nhân tạo thơ mộng, thiêng liêng.

- Địa danh gợi lên những vùng đất âm vang lịch sử, văn hóa

→ Gợi tình yêu, niềm tự hào về Hồ Gươm, Thăng Long, đất nước

- Câu cuối là dòng thơ xúc động nhất, sâu lắng nhất trực tiếp tác động tới tình cảm người nghe.

  • Câu hỏi nhắc nhở các thế hệ con cháu tiếp tục giữ gìn và xây dựng non nước.

Cách trình bày 3

- Cụm từ "Rủ nhau" thường sử dụng

  • Khi giữa mọi người có mối quan hệ thân thiết gần gũi.
  • Mọi người cùng có chung ý muốn, sở thích.
  • Điều mà khiến cho mọi người "Rủ nhau" phải có sự hấp dẫn hứng thú, háo hức của con người.

- Cách tả cảnh bài 2: bài ca gợi nhiều hơn tả - thông qua việc gợi nhắc tới Kiếm Hồ, Thê Húc, Ngọc Sơn, Đài Nghiên, Tháp Bút

- Địa danh, cảnh trí trong bài gợi lên tình yêu, niềm tự hào về quê hương đất nước.

- Câu hỏi cuối bài ca: “Hỏi ai gây dựng nên non nước này?”, là lời khẳng định về công lao to lớn của cha ông ta trong việc xây dựng cơ đồ cho dân tộc. Đồng thời, nhắc nhở các thế hệ mai sau phải biết trân trọng, gìn giữ, xây dựng và tiếp nối truyền thống đó.

Ghi nhớ
Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người thường gợi nhiều hơn tả, hay nhắc đến tên núi, tên sông, tên vùng đất với những nét đặc sắc về hình thể, cảnh trí, lịch sử, văn hóa của từng địa danh. Đằng sau những câu hỏi, lời đáp, lời mời, lời nhắn gửi và các bức tranh phong cảnh là tình yêu chân chất, tinh tế và lòng từ hào đối với con người và quê hương, đất nước.

---------------

Trên đây là nội dung trả lời câu hỏi bài 3 trang 40 SGK Ngữ văn 7 tập 1 do Đọc Tài Liệu tổng hợp và biên soạn giúp các em tham khảo để soạn bài Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người trong chương trình soạn văn 7 được tốt hơn trước khi đến lớp.

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM