Bài 3 trang 36 SGK Ngữ văn 7 tập 1

Xuất bản: 18/06/2020 - Cập nhật: 11/07/2022 - Tác giả: Giangdh

Trả lời câu hỏi bài 3 trang 36 SGK Ngữ văn lớp 7 tập 1 phần hướng dẫn soạn bài Ca dao, dân ca những câu hát về tình cảm gia đình

Tài liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 3 trang 36 SGK Ngữ văn 7 tập một phần trả lời câu hỏi đọc - hiểu, soạn bài Ca dao, dân ca những câu hát về tình cảm gia đình chi tiết và đầy đủ nhất.

Đề bài

Bài 2 là tâm trạng người phụ nữ lấy chồng xa quê. Hãy nói rõ tâm trạng đó qua việc phân tích các hình ảnh thời gian, không gian, hành động và nỗi niềm của nhân vật.

Chiều chiều ra đứng ngõ sau, 
Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều.

Trả lời bài 3 trang 36 SGK Ngữ văn 7 tập 1

Tham khảo câu trả lời mà Đọc tài liệu biên tập dưới đây

Cách trình bày 1

- Bài 2 là tâm trạng của người phụ nữ lấy chồng xa quê nhớ mẹ và nhớ quê nhà.

  • Tâm trạng đó được khắc họa bởi thời gian “chiều chiều”. Trong ca dao, buổi chiều là lúc dễ gợi buồn, nhớ. Ở dây lại là người con gái “lấy chồng xa xứ™ cho nên nỗi nhớ cha mẹ, anh em và nỗi thèm khát được đoàn tụ gia đình càng thêm khắc khoải.
  • Không gian “Ngõ sau” thường là nơi ít người lui tới, nhất là vào buổi chiều, ngõ sau lại càng vắng lặng. Người con gái về nhà chồng, khi đứng ngõ sau thường là đứng thui thủi một minh che dấu nỗi niềm riêng, có khi đó là những giọt nước mắt buồn tủi, bơ vơ.
  • Và trong ca dao, khi nhân vật trữ tình “ra đứng” ở một không gian nhất định nào đó, chẳng hạn: ngõ sau, bờ sông, cổng làng ... thì đó là lúc tâm sự buồn không biết tâm sự cùng ai, nỗi niềm dâng lên. Người con gái “trông về quê mẹ” với bao nỗi lo cha mẹ già yếu sớm hôm không ai đỡ đần. Cũng có thể là nỗi tiếc về thời con gái đã qua, nỗi đau về thân phận làm dâu nhà chồng.

=> Đọc bài ca dao, không ai tránh khỏi niềm yêu thương, nỗi xót xa xé buốt trong lòng.

Cách trình bày 2

- Bài ca dao số 2 là tâm trạng, nỗi niềm cúa người con gái đi lấy chồng xa. Với lời lẽ giản dị, mộc mạc tác giả dân gian đã thề hiện nỗi buồn đau, xót xa, sâu lắng không biết chia sẻ cùng ai của cô gái.

- Nỗi nhớ mẹ của người con gái trong bài ca dao này rất da diết. Điều đó được thể hiện qua nhiều từ ngữ, hình ảnh:

  • Thời gian “Chiều chiều” gợi sự đoàn tụ, trở về của các sự vật. Còn với người con gái trong bài ca dao thì “chiều chiều” gợi lên một nỗi buồn và nồi nhớ da diết về quê mẹ.
  • Đứng ngõ sau: ngõ sau là ngõ vắng, đi với chiều chiều càng gợi lên không gian vắng lặng, heo hút. Trong khung cảnh ảm đạm, hình ảnh người phụ nữ cô đơn thui thủi một mình nơi ngõ sau càng nhỏ bé, đáng thương hơn nữa.
  • Ruột đau chín chiều: chín chiều là "chín bề", là "nhiều bề". Dù là nỗi đau nào thì cái không gian ấy cũng làm cho nó càng thêm tê tái. Cách sử dụng từ ngữ đối xứng (chiều chiều - chín chiều) cũng góp phần làm cho tình cảnh và tâm trạng của người con gái càng nặng nề, đau xót hơn.

Cách trình bày 3

Cần hiểu rõ hơn hoàn cảnh của bài ca dao này. Ngày xưa, do quan niệm "trọng nam khinh nữ", coi "con gái là con người ta" nên những người con gái bị ép gả hoặc phải lấy chồng xa nhà đều phải chịu nhiều nỗi khổ tâm. Nỗi khô lớn nhất là xa nhà, thương cha thương mẹ mà không được về thăm, không thể chăm sóc, đỡ đần lúc cha mẹ đau ôm, bệnh tật.

Nỗi nhớ mẹ của người con gái trong bài ca dao này rất da diết. Điều đó được thể hiện qua nhiều từ ngữ, hình ảnh:

- Chiều chiều: không phải một lần, một lúc mà chiều nào cũng vậy.

- Đứng ngõ sau: ngõ sau là ngõ vắng, đi với chiều chiều càng gợi lên không gian vắng lặng, heo hút. Trong khung cảnh ảm đạm, hình ảnh người phụ nữ cô đơn thui thủi một mình nơi ngõ sau càng nhỏ bé, đáng thương hơn nữa.

- Ruột đau chín chiều: chín chiều là "chín bề", là "nhiều bề". Câu ca dao không nói rõ những nỗi đau nào nhưng cách diễn đạt lấy cái cụ thê (chín bề) để diễn tả cái không cụ thể (tâm sự ngổn ngang) đã có sức gợi tả lớn. Trong hoàn cảnh ấy, người con gái có thể đau vì nhiều lẽ: nhớ nhà, thương cha thương mẹ, buồn vì không đỡ đần gì được cha mẹ, cám cảnh thân phận... Dù là nỗi đau nào thì cái không gian ây cũng làm cho nó càng thêm tê tái. Cách sử dụng từ ngữ đối xứng (chiều chiều - chín chiều) cũng góp phần làm cho tình cảnh và tâm trạng của người con gái nặng nề, đau xót hơn.

Cách trình bày 4

Phân tích Bài 2 - Tâm trạng người phụ nữ lấy chồng xa quê :

- Thời gian : "chiều chiều" - từ láy gợi buồn và thời gian tuần hoàn, lặp lại.

- Không gian : "ngõ sau " - vắng lặng, không gian rộng, gợi sự cô đơn.

- Hành động : "đứng " - sự hướng vọng, không yên lòng.

- Nỗi niềm : "ruột đau chín chiều " - "chín bề", nhiều bề : nỗi cô đơn làm dâu xứ lạ, nhớ thương cha mẹ, tê tái, đau buồn không giúp đỡ được cha mẹ.

Ghi nhớ
Tình cảm ga đình là một trong những chủ đề tiêu biểu của ca dao, dân ca. Những câu thuộc chủ đề này thường là lời ru của mẹ, lời dạy của cha, ông bà với con cháu hay ngược lại...và thường dùng các hình ảnh so sánh, ẩn dụ quen thuộc để bày tỏ tâm tình, nhắc nhở về công sinh thành, về tình mẫu tử và tình anh em ruột thịt.

------------------

Trên đây là nội dung trả lời câu hỏi bài 3 trang 36 SGK Ngữ văn 7 tập 1 do Đọc Tài Liệu tổng hợp và biên soạn giúp các em tham khảo để soạn bài Ca dao, dân ca những câu hát về tình cảm gia đình trong chương trình soạn văn 7 được tốt hơn trước khi đến lớp.

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM