Bài 3 trang 25 SGK Ngữ văn 8 tập 1

Xuất bản: 08/06/2020 - Tác giả: Giangdh

Trả lời câu hỏi bài 3 trang 25 SGK Ngữ văn lớp 8 tập 1 phần hướng dẫn soạn bài Bố cục của văn bản

Tài liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 3 trang 25 SGK Ngữ văn 8 tập một phần trả lời câu hỏi Cách bố trí, sắp xếp nội dung trong phần thân bài, soạn bài Bố cục của văn bản chi tiết và đầy đủ nhất.

Đề bài

Khi tả người, vật, con vật phong cảnh,... em sẽ lần lượt miêu tả theo trình tự nào ? Hãy kể một số trình tự thường gặp mà em biết.

Trả lời bài 3 trang 25 SGK Ngữ văn 8 tập 1

Tham khảo một số cách trình bày mà Đọc tài liệu đã biên tập dưới đây

Trả lời chi tiết

Tuỳ theo từng đối tượng và mục đích miêu tả, người ta có thể miêu tả theo trình tự từ khái quát đến cụ thể hoặc ngược lại. Một số cách sắp xếp trình tự miêu tả thường gặp:

- Tả người: Tả từ ngoại hình đến suy nghĩ, tình cảm, tính cách hoặc ngược lại; Có thể bắt đầu việc miêu tả bằng cách kể tiểu sử (lai lịch, tuổi tác, nghề nghiệp, địa vị xã hội,…) rồi đến khắc hoạ chân dung, tính cách,…;

- Tả vật, con vật: tả từ đặc điểm chung, khái quát đến đặc điểm riêng của từng phần, từng bộ phận;

- Tả cảnh vật: tả từ khái quát đến cụ thể, từ xa đến gần, từ cao đến thấp hoặc ngược lại; cũng có thể tả lần lượt từng khía cạnh của cảnh vật: âm thanh, ánh sáng, màu sắc, đường nét,…

Trả lời ngắn gọn

Khi tả người, vật, phong cảnh..., ta sẽ lần lượt miêu tả theo thứ tự: từ xa đến gần, từ ngoài vào trong, từ cao xuống thấp, từ ngoại hình đến nội tâm...

Tham khảo thêm cách trình bày khác

Trình tự miêu tả:

- Miêu tả người:

  • Giới thiệu khái quát về người đó
  • Miêu tả chi tiết ngoại hình: chiều cao, dáng người, khuôn mặt, da…
  • Giọng nói, cử chỉ, hành động
  • Tính cách

- Miêu tả vật:

  • Giới thiệu khái quát vật đó
  • Miêu tả chi tiết hình dáng: khối lượng, màu sắc…
  • Công dụng
  • Tình cảm của con người với vật

- Miêu tả con vật

  • Giới thiệu khái quát con vật đó
  • Miêu tả chi tiết hình dáng: dáng, khuôn mặt, màu lông, đôi mắt…
  • Đặc tính: Tiếng kêu, thói quen
  • Tình cảm của con người và con vật đó

Một số trình tự miêu tả phổ biến: Miêu tả theo trình tự khái quát đến cụ thể, miêu tả từ xa đến gần…

Ghi nhớ

• Bố cục của văn bản là sự tổ chức các đoạn văn để thể hiện chủ đề. Văn bản thường có bố cục ba phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài.

• Phần Mở bài có nhiệm vụ nêu ra chủ đề của văn bản. Phần Thân bài thường có một số đoạn nhỏ trình bày các khía cạnh của chủ đề. Phần Kết bài tổng kết chủ đề của văn bản.

• Nội dung phần Thân bài thường được trình bày theo trình tự tùy thuộc vào kiểu văn bản, chủ đề, ý đồ giao tiếp của người viết. Nhìn chung, nội dung ấy thường được sắp xếp theo trình tự thời gian và không gian, theo sự phát triển của sự việc hay theo mạch suy luận, sao cho phù hợp với sự triển khai chủ đề và sự tiếp nhận của người đọc.

--------------

Đọc tài liệu vừa hướng dẫn các em trả lời câu hỏi bài 3 trang 25 SGK ngữ văn 8 tập 1 với mong muốn giúp các em hiểu bài kỹ hơn, qua đó chuẩn bị soạn bài Bố cục của văn bản trong chương trình soạn văn 8 được tốt nhất trước khi tới lớp

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM