Bài 3 trang 23 SGK Ngữ văn 6 tập 1

Xuất bản: 29/06/2020 - Tác giả: Giangdh

Trả lời câu hỏi bài 3 trang 23 SGK Ngữ văn lớp 6 tập 1 phần hướng dẫn soạn bài Thánh Gióng

Hướng dẫn chi tiết trả lời bài 3 trang 23 SGK Ngữ văn lớp 6 tập 1 phần trả lời câu hỏi đọc - hiểu, soạn bài Thánh Gióng ngắn gọn nhất giúp các em chuẩn bị tốt kiến thức trước khi tới lớp.

Đề bài

Hãy nêu ý nghĩa của hình tượng Thánh Gióng?

Trả lời bài 3 trang 23 SGK Ngữ văn 6 tập 1

Tham khảo một số cách trình bày mà Đọc tài liệu đã biên tập dưới đây:

Cách trình bày 1

- Thánh Gióng là hình tượng tiêu biểu của người anh hùng chống giặc ngoại xâm.

- Gióng được sinh ra từ nhân dân, do nhân dân nuôi dưỡng. Gióng đã chiến đấu bằng tất cả tinh thần yêu nước, lòng căm thù giặc của nhân dân. Sức mạnh của Gióng không chỉ tượng trưng cho sức mạnh của tinh thần đoàn kết toàn dân, đó còn là sức mạnh của sự kết hợp giữa con người và thiên nhiên, bằng cả vũ khí thô sơ và hiện đại.

- Từ truyền thống đánh giặc cứu nước, nhân dân ta đã thần thánh hoá những vị anh hùng trở thành những nhân vật huyền thoại, tượng trưng cho lòng yêu nước, sức mạnh quật khởi của dân tộc.

Cách trình bày 2

- Gióng là hình tượng tiêu biểu, rực rỡ của người anh hùng đánh giặc giữ nước.

- Gióng là người anh hùng mang trong mình sức mạnh của cả cộng đồng ở buổi đầu dựng nước: sức mạnh của tổ tiên thần thánh (sự ra đời thần kì); sức mạnh của tập thể cộng đồng (bà con làng xóm góp gạo nuôi Gióng); sức mạnh của thiên nhiên, văn hóa, kĩ thuật (ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt, tre).

- Hình tượng khổng lồ, đẹp và khái quát như Thánh Gióng đã nói lên được lòng yêu nước, khả năng và sức mạnh quật khởi của toàn dân tộc trong cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm.

Cách trình bày 3

- Thánh Gióng là hình tượng tiêu biểu của người anh hùng đánh giặc cứu nước.

- Thánh Gióng mang nhiều nguồn sức mạnh:

  • Thần linh (vết chân)
  • Cộng đồng (dân làng góp gạo nuôi Gióng)
  • Vũ khí bằng sắt (thành tựu kĩ thuật)
  • Thiên nhiên, đất nước (tre làng)

- Từ truyền thuyết chống giặc và thắng giặc, nhân dân đã thần thánh hóa những người anh hùng thành Thánh Gióng, tượng trưng cho lòng yêu nước, khả năng và sức mạnh quật khởi của dân tộc.

Cách trình bày 4

Ý nghĩa của hình tượng Thánh Gióng là:

- Gióng được sinh ra từ nhân dân, do nhân dân nuôi dưỡng. Gióng đã chiến đấu bằng tất cả tinh thần yêu nước, lòng căm thù giặc của nhân dân. Sức mạnh của Gióng không chỉ tượng trưng cho sức mạnh của tinh thần đoàn kết toàn dân, đó còn là sức mạnh của sự kết hợp giữa con người và thiên nhiên, bằng cả vũ khí thô sơ và hiện đại.

- Gióng mang nhiều nguồn sức mạnh:

  • Thần linh (vết chân)
  • Cộng đồng (nuôi cơm)
  • Vũ khí bằng sắt (thành tựu kỹ thuật)
  • Thiên nhiên, đất nước (tre làng)

- Hình tượng Thánh Gióng với nhiều màu sắc thần kì, hoang đường song là biểu tượng về lòng yêu nước và sức mạnh chống giặc ngoại xâm của nhân dân ta. Thể hiện quan niệm và ước mơ cùa nhân dân ta về hình mẫu lí tưởng của người anh hùng chống giặc ngoại xâm. Bên cạnh đó, truyền thuyết cũng nói lên sức mạnh tiềm tàng, ấn sâu bên trong những con người kì dị.

-------------

Đọc tài liệu vừa hướng dẫn các em trả lời câu hỏi bài 3 trang 23 SGK ngữ văn 6 tập 1 với mong muốn giúp các em hiểu bài kỹ hơn, qua đó chuẩn bị soạn bài Thánh Gióng trong chương trình soạn văn 6 được tốt nhất trước khi tới lớp

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM