Đọc Tài Liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 3 trang 22 sách giáo khoa Ngữ văn 10 tập Hai phần đọc hiểu soạn bài Đại cáo bình Ngô phần 2 (Tác phẩm) chi tiết nhất.
Đề bài: Tìm hiểu đoạn 2 (Từ “Vừa rồi...." đến “Ai bảo thần dân chịu được”)
:a) Tác giả đã tố cáo những âm mưu, những hành động tội ác nào của giặc Minh? Âm mưu nào là thâm độc nhất? Tội ác nào là man rợ nhất?
b) Nghệ thuật của đoạn cáo trạng tội ác kẻ thù có gì đặc sắc? (Lưu ý những câu văn giàu hình tượng; giọng văn thay đổi linh hoạt, phù hợp với cảm xúc)
Trả lời bài 3 trang 22 SGK văn 10 tập 2
Cách trả lời 1:
a) Tác giả đã tố cáo những âm mưu, những hàng động tội ác của giặc Minh.
- Âm mưu: xâm lược và thôn tính nước ta.
- Tội ác:
+ Hủy hoại con người bằng hành động diệt chủng, tàn sát người vô tội.
+ Bóc lột nhân dân, vơ vét của cải, hủy hoại cả môi trường sống.
b) Đặc sắc nghệ thuật của đoạn cáo trạng tội ác kẻ thù:
- Vận dụng, kết hợp những chi tiết, hình ảnh vừa cụ thể, vừa khái quát, lối liệt kê liên tiếp, hình ảnh kẻ thù đối lập với tính cách người dân vô tội.
- Câu văn giàu cảm xúc, giàu hình tượng.
- Giọng văn và nhịp điệu thay đổi linh hoạt, nhịp điệu nhanh dần.
- Lời văn: khi uất hận, khi thiết tha, nghẹn ngào,…
Cách trả lời 2:
a) Những âm mưu, tội ác được tác giả tố cáo:
- Âm mưu : luận điệu bịp bợm phù Trần diệt Hồ, âm mưu thôn tính nước ta.
- Tội ác : tàn sát, bóc lột con dân Đại Việt Nướng dân đen, vùi con đỏ,… không ghi hết tội,… không rửa hết mùi.
b) Nghệ thuật đoạn cáo trạng : Phép liệt kê tội ác của giặc, hình ảnh ấn tượng với bút pháp trữ tình tự sự, phép so sánh (giặc Minh như những con quỷ hút máu, như lũ hổ đói) ; giọng thơ đanh thép.
Cách trả lời 3:
a) Tác giả vạch trần tội ác giặc Minh:
- Âm mưu: luận điệu phù Trần diệt Hồ bịp bợm của giặc Minh
- Tội ác:
+ Tội ác diệt chủng, tàn sát người vô tội
+ Đẩy nhân dân ta tới cái chết, chúng vơ vét của cải, hủy hoại đất nước ta
- Âm mưu xâm lược nước ta thật thâm độc, tàn ác, giết hại người dân man rợ
b) Nghệ thuật
- Vận dụng, kết hợp chi tiết hình ảnh cụ thể, khái quát, lối liệt kê liên tiếp
- Dùng những câu văn giàu cảm xúc, hình tượng
- Giọng văn, nhịp điệu thay đổi linh hoạt
- Lời văn uất hận trào sôi, kết hợp với niềm thương cảm tha thiết, khi nghẹn ngào, khi tấm tức.
Tham khảo thêm: Soạn bài Đại cáo bình Ngô phần 1 - Tác giả Nguyễn Trãi
Trên đây là 3 cách trả lời câu hỏi bài 3 trang 22 SGK ngữ văn 10 tập 2 do Đọc Tài Liệu tổng hợp và biên soạn, hi vọng sẽ giúp em hiểu và soạn bài Đại cáo bình Ngô của Nguyễn Trãi tốt hơn trước khi đến lớp.
Chúc các em học tốt !