Tài liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 3 trang 19 SGK Ngữ văn 7 tập một phần trả lời câu hỏi luyện tập, soạn bài Liên kết trong văn bản chi tiết và đầy đủ nhất.
Đề bài
Điền các từ ngữ thích hợp vào chỗ trống trong đoạn văn dưới đây để các câu liên kết chặt chẽ với nhau:
Bà ơi! Cháu thường về đây, ra vườn, đứng dưới gốc na, gốc ổi mong tìm lại hình bóng của … và nhớ lại ngày nào … trồng cây, … chạy lon ton bên bà. … bảo khi nào cây có quả … sẽ dành quả to nhất, ngon nhất cho …, nhưng cháu lại bảo quả to nhất, ngon nhất phải để phần bà. … bà ôm cháu vào lòng, hôn cháu một cái thật kêu.
(Theo Nguyễn Thị Thuỷ Tiên, Những bức thư đoạt giải UPU)
Trả lời bài 3 trang 19 SGK Ngữ văn 7 tập 1
Các em có thể tham khảo dưới đây:
Bà ơi! Cháu trường về đây, ra vườn, đứng dưới gốc na, gốc ơi mong tìm lại được hình bóng của "bà", và nhớ lại ngày nào "bà" trồng cây, "cháu" chạy lon ton bên bà. Bà bảo khi nào cây co quả "bà" sẽ dành quả to nhất, ngon nhất cho "cháu", nhưng cháu lại bảo quả to nhất, ngon ngất phải để phần bà. "Thế là" bà ôm cháu vào lòng, hôn cháu một cái thật kêu.
Liên kết trong văn bản là một trong những tính chất quan trọng nhất của văn bản, làm cho văn bản trở nên có nghĩa, dễ hiểu.
Để văn bản có tính liên kết, người viết (người nói) phải làm cho nội dung của các câu, các đoạn thống nhất và gắn bó chặt chẽ với nhau; đồng thời phải biết kết nối các câu, các đoạn đó bằng những phương tiện ngôn ngữ (từ, câu,...) thích hợp.
-------------
Trên đây là gợi ý trả lời câu hỏi bài 3 trang 19 SGK ngữ văn 7 tập 1 được Đọc tài liệu biên soạn chi tiết giúp các em soạn bài Liên kết trong văn bản trong chương trình soạn văn 7 tốt hơn trước khi đến lớp.