Đọc Tài Liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 3 trang 175 sách giáo khoa Ngữ văn 12 tập 1 phần soạn bài Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận chi tiết nhất.
Đề bài:
Viết một bài văn nghị luận (vận dụng kết hợp ít nhất ba thao tác lập luận khác nhau) bày tỏ ý kiến về một vấn đề đang đặt ra trong đời sống văn hoá – tinh thần của con người.
Trả lời bài 3 trang 175 SGK Ngữ văn 12 tập 1
Để soạn bài Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận lớp 12 kì 1 tối ưu nhất, Đọc Tài Liệu tổng hợp nhiều cách trả lời khác nhau cho nội dung câu hỏi bài 3 trang 175 trong phần nội dung Soạn văn 12 như sau:
Gợi ý:
a) Bước thứ nhất:
- Xác định chủ đề của bài văn: Anh (chị) phát biểu về vấn đề cụ thể nào? (Ăn mặc, giao tiếp, nói năng; thường thức âm nhạc, điện ảnh; đọc sách;...)
- Xác định các ý kiến sẽ đưa ra trong bài phát biểu và sắp xếp chúng theo một dàn ý rõ ràng, mạch lạc, hợp lí.
b) Bước thứ hai: Suy nghĩ cách trình bày một luận điểm trong phần thân bài của dàn ý vừa xây dựng:
- Chọn luận điểm nào để trình bày?
- Cần vận dụng kết hợp những thao tác lập luận nào để luận điểm sáng tỏ và có sức thuyết phục, hấp dẫn người đọc (người nghe)?
- Trong các thao tác lập luận đó, thao tác nào đóng vai trò chủ yếu? Vì sao?
- Cần kết hợp thao tác lập luận chủ yếu với các thao tác lập luận khác như thế nào để đoạn văn trở thành một khối chặt chẽ và thống nhất?
c) Bước thứ ba:
- Diễn đạt các ý đã chuẩn bị thành một chuỗi câu văn đúng ngữ pháp, liên kết với nhau và thể hiện rõ phong cách ngôn ngữ chính luận.
- Đọc phần văn bản đã viết trước nhóm học tập (hay trước lớp); nghe góp ý của thầy (cô) giáo và các bạn để sửa chữa lại, nhằm nâng cao chất lượng của đoạn (bài) văn.
Cách trả lời 1
Lựa chọn đề bài: Tuổi trẻ học đường suy nghĩ và hành động giảm thiểu tai nạn giao thông
a. Mở bài
Nêu lên vấn đề cần nghị luận.
b. Thân bài
- Những hành vi không đúng khi tham gia giao thông (Chứng minh và phân tích).
+ Đi xe hành ngang.
+ Nghe tiếng còi cũng lơ.
+ Đùa nghịch khi tham gia giao thông…
- Suy nghĩ về những biểu hiện trên (Bình luận).
+ Bản thân thấy thế nào về những việc trên?
+ Bản thân tham gia giao thông như thế nào?
+ Thực hiện và chấp hành luật lệ tốt.
- Làm thế nào để đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông (Chứng minh).
+ Có ý thức chấp hành luật lệ.
+ Vận động mọi người thực hiện.
c. Kết bài
- Khái quát lại vấn đề.
Tham khảo: Tuổi trẻ học đường suy nghĩ và hành động giảm thiểu tai nạn giao thông
Cách trả lời 2
Giao tiếp là một trong những kĩ năng cần thiết trong cuộc sống của con người hiện đại. Một con người không thể giao tiếp và mở rộng quan hệ, chỉ biết thu mình lại trong thế giới nhỏ hẹp ở cái vỏ ốc của mình thì không thể nào trở thành người công dân toàn cầu được. Khi tất cả đều hội nhập mà bản thân mình không chịu thay đổi, thì chắc chắn người tụt lại phía sau chắc chắn là mình. Kỹ năng giao tiếp tốt mang tới cho ta nhiều cơ hội. Trước hết là việc làm quen, mở rộng mối quan hệ của bản thân mình. Đừng ngại ngần nói với người đối diện rằng mình muốn trò chuyện nhiều hơn với họ và muốn trở thành bạn với họ. Tôi chắc rằng, ai cũng muốn sẽ có thêm một người bạn mới, làm việc trong một lĩnh vực mới khác với mình. Thế nhưng, điều quan trọng là bạn cần phải bắt chuyện thế nào để người đối diện không thấy bạn là một người thô lỗ, cục cằn. Đó chính là lúc kỹ năng giao tiếp được phát huy lợi thế của nó. Thêm nữa, kỹ năng giao tiếp giúp bạn nâng cao vị thế của mình trong cuộc trò chuyện và tăng khả năng thuyết phục người khác. Một người trò chuyện hài hước sẽ gây được thiện cảm và thu hút hơn so với một người luôn nói mọi thứ sách vở, giáo điều. Vì thế mà, đừng quá chú tâm vào những kiến thức trong sách vở, hãy dành thời gian của bạn cho những hoạt đồng ngoài trời, để học các kĩ năng, đặc biệt là kĩ năng giao tiếp. Vì ngoài cuộc đời, những kiến thức sách vở ấy không thể giúp bạn trở nên thu hút hơn đâu. Điều khiến bạn trở nên thu hút hơn chính là những kĩ năng bạn có. Một trong những kĩ năng đó là kĩ năng giao tiếp!
=> Chỉ ra các thao tác lập luận đã sử dụng trong đoạn văn trên là:
- Phần in đậm sử dụng thao tác lập luận bác bỏ.
- Phần in nghiêng và gạch chân sử dụng thao tác phân tích.
- Phần in nghiêng sử dụng thao tác chứng minh.
Cách trả lời 3
Thật hạnh phúc khi chúng ta được đón nhận tình yêu thương thật tâm từ người khác. Và còn hạnh phúc hơn nữa khi bản thân mình có thể san sẻ tình yêu của mình cho những người ở bên cạnh mình. Hạnh phúc được làm nên từ những điều bình dị và nhỏ nhoi trong cuộc sống.
Việc chia sẻ yêu thương cũng giống như việc chúng ta “cho” đi, rồi chúng ta sẽ được nhận lại. Là nhận lại được lời cảm ơn, nhận lại được cái nhìn đầy lòng biết ơn. Như vậy yêu thương không bao giờ là một chiều, có thể chúng ta không nhận lại điều chúng ta mong nhưng sẽ nhận lại được điều mà mình không ngờ tới.
Trong xã hội luôn có nhiều người kém may mắn hơn mình, họ thiếu thốn tình yêu, họ cần được cộng đồng giúp đỡ. Vậy tại sao những người có đầy đủ hạnh phúc, đầy đủ vật chất lại không thể giang tay sẵn sàng giúp đỡ họ. Có thể chúng ta giúp đỡ bằng tinh thần, có thể là vật chất; nhưng đó đều xuất phát từ tâm. Gặp một cụ già yếu ớt bán vé số ở nhà ga lúc xế chiều, có thể bạn đang vội vã lên tàu để kịp giờ về nhà, nhưng nếu bạn dừng lại một chút, mua cho bà một tấm vé, để bà vui, để bà có bữa cơm ăn. Chúng ta sẽ thấy được chuyến tàu trở về này ý nghĩa và hạnh phúc phải không?
Chỉ ra các thao tác lập luận được sử dụng trong đoạn văn trên:
- Thao tác lập luận phân tích được sử dụng trong đoạn từ "Thật hạnh phúc...trong cuộc sống".
- Thao tác lập luận so sánh được sử dụng trong đoạn từ "Việc chia sẻ yêu thương...đầy lòng biết ơn".
- Thao tác lập luận chứng minh, dẫn chứng được sử dụng trong đoạn từ "Trong xã hội...để bà có bữa cơm ăn".
Tham khảo: Nghị luận về ý nghĩa của tình yêu thương
***
Bài 3 trang 175 SGK Ngữ văn 12 tập 1 được hướng dẫn trả lời và trình bày theo các cách khác nhau. Hãy vận dụng kết hợp với kiến thức của bản thân em để có những lựa chọn trình bày tối ưu nhất, dễ hiểu nhất khi soạn bài Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận nhé.