Đọc Tài Liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 3 trang 173 sách giáo khoa Ngữ văn 7 phần soạn bài Sài Gòn tôi yêu chi tiết nhất cho các em tham khảo.
Đề bài: Trong phần thứ hai của bài (từ “ở trên đất này
” đến “từ 1945 đến 1975”), tác giả tập trung nói về nét nổi bật trong phong cách của người Sài Gòn. Nét đặc trưng của phong cách ấy là gì? Thái độ, tình cảm của tác giả đối với con người Sài Gòn được biểu hiện như thế nào?Trả lời bài 3 trang 173 SGK văn 7 tập 1
Cách trả lời 1:
Trong phần thứ hai của bài (từ "ở trên đất này" đến "từ 1945 đến 1975") tác giả tập trung nói về con người Sài Gòn với những đặc điểm chung về cư dân, về phong cách nổi bật của con người Sài Gòn với những nét riêng độc đáo.
- Nhận xét về cư dân Sài Gòn, tác giả viết: "ở trên đất này, không có người Bắc, không có người Trung, người Nam, người Hoa, người Khơ-me..." mà chỉ toàn là người Sài Gòn cả...".
+ Cách viết đầy ẩn ý ấy đã ngầm bộc lộ một Sài Gòn tuy gồm rất nhiều người từ các nơi khác nhau đến nhưng đều thống nhất với một phong cách, lối sống chung.
+ Tác giả đã lí giải điều đó rất rõ ràng khiến cho nhận định trên thêm sức thuyết phục: "Sống lâu, sống quen một thời gian dài ở Sài Gòn, rồi cứ ngỡ mình đã sinh ra ở đây và vô hình trung thừa nhận nơi đây là quê quán của mình".
- Nét phong cách nổi bật của con người Sài Gòn được tác giả khái quát là tự nhiên, chân thành, cởi mở, manh bạo mà vẫn ý nhị.
+ Tác giả đã chứng minh những nhận xét ấy bằng thực tế hiểu biết về con người Sài Gòn của mình qua gần năm mươi năm.
+ Những tính cách ấy được biểu hiện trong đời sống hàng ngày và trong những hoàn cảnh thử thách của lịch sử.
+ Vẻ đẹp của con người Sài Gòn được minh họa qua hình ảnh các cô gái Sài Gòn với trang phục khoẻ khoắn, cử chỉ, dáng điệu vừa yểu điệu thơ ngây vừa nhiệt tình, tươi tắn.
Cách trả lời 2:
* Phong cách người Sài Gòn:
- Đoàn kết yêu thương : Người Sài Gòn là người ở khắp bốn phương trời : Bắc, Trung, Nam, Khơ me, Hoa kiều về hội tụ không phân biệt nguồn gốc.
- Chân thành bộc trực : chân thành, bộc trực, tự nhiên nhiều lúc đến dễ dãi – còn ở các cô gái vẻ đẹp được thể hiện bằng vẻ đẹp đơn sơ, đôn hậu nhưng cũng không kém phần duyên dáng.
- Hiên ngang khí phách : Những lúc nghiêm trọng, những lúc sục sôi nhất của đất nước, người Sài Gòn không chút do dự dấn thân vào khó khăn nguy hiểm sẵn sàng hi sinh cả tính mạng.
- Rộng mở hào phóng : Người Sài Gòn sẵn sàng gian tay đón nhận người khắp mọi nơi về Sài Gòn sinh động lập nghiệp, dân số Sài Gòn đã leo lên tới 5 triệu.
* Tình cảm và thái độ của tác giả. Ở đoạn văn này nhà văn không dùng một từ Yêu nào, khác hẳn ở đoạn trên. Nhưng bằng những hình ảnh đẹp, những động từ, tính từ, đặc tả, gợi hình nhà văn vẫn bộc lộ biết bao yêu thương, lòng quý trọng và cả sự biết ơn đối với mảnh đất và con người Sài Gòn giản dị, chân thành, nhân hậu.
Cách trả lời 3:
- Nét đặc trưng của phong cách người Sài Gòn
+ Ăn nói tự nhiên, hề hà,dễ dãi.
+ Ít dàn dựng, tính toán.
+ Chân thành, bộc trực.
→ Con người Sài Gòn tự nhiên, chân thành, cởi mở mà vẫn ý nhị.
- Thái độ, tình cảm của tác giả với người Sài Gòn
+ Tác giả hiểu và yêu mến phong cách sống của con người Sài Gòn, ca ngợi những nét đẹp trong phong cách sống đó.
+ Tác giả yêu con người Sài Gòn, yêu đất Sài Gòn ⇒ như mối tình dai dẳng, bền chặt.
Cách trả lời 4:
- Nét đặc trưng của phong cách người Sài Gòn: nơi hội tụ của cư dân tứ xứ nhưng đều là người Sài Gòn, con người chân thành, bộc trực, cởi mở, các cô gái có vẻ đẹp tự nhiên, đôn hậu, bất khuất, kiên cường.
- Thái độ, tình cảm của tác giả: qua cách kể, cách tả có thể nhận thấy tình yêu, lòng quý trọng và biết ơn với mảnh đất, với con người Sài Gòn.
Tham khảo: Cảm nghĩ về tác phẩm Sài Gòn tôi yêu
-/-
Trên đây là nội dung trả lời câu hỏi bài 3 trang 173 SGK ngữ văn 7 tập 1 được trình bày theo nhiều cách khác nhau do Đọc Tài Liệu tổng hợp và biên soạn giúp các em tham khảo để soạn bài Sài Gòn tôi yêu tốt hơn trước khi đến lớp.
Chúc các em học tốt !