Bài 3 trang 169 SGK Ngữ văn 12 tập 1

Xuất bản: 07/06/2020 - Cập nhật: 08/06/2020

Trả lời câu hỏi bài 3 trang 169 SGK Ngữ văn lớp 12 tập 1 phần hướng dẫn soạn bài Bác ơi - Tố Hữu

Đọc Tài Liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 3 trang 169 sách giáo khoa Ngữ văn 12 tập 1 phần soạn bài Bác ơi - Tố Hữu chi tiết nhất.

Đề bài:

Nêu rõ cảm nghĩ của mọi người Việt Nam trước sự ra đi của Bác (ba khổ thơ cuối).

Trả lời bài 3  trang 169 SGK Ngữ văn 12 tập 1

Để soạn bài Bác ơi - Tố Hữu lớp 12 kì 1 tối ưu nhất, Đọc Tài Liệu tổng hợp nhiều cách trả lời khác nhau cho nội dung câu hỏi bài 3 trang 169 trong phần nội dung Soạn văn 12 như sau:

Cách trả lời 1

Cảm nghĩ của mọi người khi Bác ra đi:

– Bác ra đi để lại sự thương nhớ vô bờ.

– Lý tưởng, con đường cách mạng của Bác sẽ còn mãi soi đường cho con cháu.

– Yêu Bác → Quyết tâm vươn lên hoàn thành sự nghiệp cách mạng.

=> Lời tâm nguyện của cả dân tộc Việt Nam.

“Xin Bác, lòng ta trong sáng hơn

Xin nguyện cùng người vươn tới mãi

Vững như muôn ngọn dải Trường Sơn”.

Cách trả lời 2

-  Lời thơ không chỉ dừng lại là lời của một cá nhân mà là tiếng lòng cảm xúc của cả dân tộc Việt Nam.

Tác giả khẳng định nỗi nhớ Bác Hồ thường trực trong trái tim hàng triệu người con Việt Nam, nỗi nhớ ấy là nghìn thu, muôn thuở như cuộc đời của Bác, sự nghiệp của Bác, nhưng lời thơ không bị luỵ. Vì tác giả đã khẳng định về sự bất diệt và sức sống vĩnh hằng của trái tim Hồ Chí Minh. Sự ra đi của Bác cũng chỉ là cuộc hành trình về với tổ tiên:

“Bác đã lên đường theo tổ tiên

Mác, Lê Nin thế giới người hiền"

Đó cũng chính là động lực thúc đẩy cả dân tộc tiếp tục con người mà Bác đã lựa chọn và theo đuổi.

-   Lời thơ là lời biết ơn sâu nặng công lao của Hồ Chí Minh, đồng thời trước cái chết của Người, nhiều đứa con của Người đã thấy tâm hồn mình được thanh lọc tâm hồn, được trong sáng hơn, đẹp đẽ hơn. Đó là sức mạnh tinh thần mà Bác đã tạo ra, nhân cách của cuộc đời Bác đã là một tấm gương sáng mà mỗi người có thể tự soi chiếu để mình được trong sáng hơn.

-   Cuối bài thơ là lời hứa, lời nguyện ước của cả dân tộc trước Bác:

+ Không dám khóc nhiều

+ Chúng con cùng nhau tiến lên...

+ Nguyện cùng Người vươn tới mãi...

Lời thơ là lời thề hứa, bởi vậy giọng điệu câu thơ khoẻ khoắn, rắn rỏi: Lời thề hứa cũng là lời đáp lại những mong mỏi của Người, đáp lại những lời băn khoăn trăn trở mà Người đang thực hiện dang dở. Bởi vậy, có thể thấy tình cảm thiết tha sâu nặng ân tình mà hàng triệu trái tim Việt Nam cùng dâng lên Người. Tinh thần nhân văn của bài thơ cũng chính là ở đó.

Cách trả lời 3

Lời thơ không chỉ dừng lại là lời của cá nhân mà còn là tiếng lòng cảm xúc cả dân tộc Việt Nam

+ Tác giả khẳng định nỗi nhớ Bác thường trực trong trái tim triệu người con Việt Nam, nỗi nhớ ấy nghìn thu, muôn thuở như cuộc đời Bác, sự nghiệp của Bác nhưng lời thơ không bị lụy

– Tác giả khẳng định sự bất diệt, sức sống vĩnh hằng của Người trong trái tim nhân dân Việt Nam

+ Nỗi nhớ Bác không hề bi lụy, trái lại đó lại trở thành động lực thúc đẩy dân tộc tiếp tục con đường mà Người đã chọn

– Lời thơ chính là lòng thành kính, niềm biết ơn vô hạn đối với Người

+ Sức mạnh tinh thần Bác tạo ra, nhân cách của Bác là tấm gương sáng để mọi người soi chiếu bản thân trở nên trong sáng hơn

– Kết bài chính là lời hứa, lời ước nguyện của dân tộc trước Bác

→ Tình cảm con dân Việt Nam dành co Bác luôn đong đầy, thiết tha ân tình mà hàng triệu trái tim Việt Nam cùng dâng lên Người.

Cách trả lời 4

Cảm nhận của người Việt Nam trước sự ra đi của Bác:

Nỗi nhớ khôn nguôi của những người con Việt Nam với người cha già vĩ đại của dân tộc khi phải chấp nhận sự thật đau đớn rằng Bác đã không còn nữa.
Bác đã về với Mác - Lê-nin, những con Người Hiền tạo nên sự thay đổi, diện mạo mới cho nhân loại và chắc chắn sự nghiệp cách mạng, lí tưởng chiến đấu, những phẩm chất đạo đức tốt đẹp của Bác sẽ còn ở lại mãi, soi sáng cho dân tộc Việt Nam vững bước đi lên, phát triển và giàu mạnh.

Thương Bác, nhớ Bác, đau đớn bao nhiêu thì nhân dân Việt Nam sẽ vươn lên mạnh mẽ bấy nhiêu. Bác ra đi đúng thời điểm cuộc kháng chiến chống Mĩ đang diễn ra gay go và ác liệt nhất. Nỗi đau quá lớn ấy tưởng như có thể đánh gục ý chí của nhân dân cả nước, nhưng không, những lời Bác dặn trong di chúc, mong mỏi suốt cuộc đời của Bác chính là được nhìn thấy miền Nam giải phóng, đất nước thống nhất, hòa bình, nhân dân được sống trong ấm no và hạnh phúc. Chính vì thế, để Bác yên lòng và hoàn thành tâm nguyện suốt cuộc đời của Bác, cả dân tộc sẽ vẫn vững bước, quyết tâm chiến đấu với kẻ thù, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Đây cũng chính là tâm nguyện của cả dân tộc Việt Nam.

Tham khảo thêmNỗi đau xót tiếc thương Bác trong bài Bác ơi

***

Bài 3 trang 169 SGK Ngữ văn 12 tập 1 được hướng dẫn trả lời và trình bày theo các cách khác nhau. Hãy vận dụng kết hợp với kiến thức của bản thân em để có những lựa chọn trình bày tối ưu nhất, dễ hiểu nhất khi soạn bài Bác ơi - Tố Hữu nhé.

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM