Bài 3 trang 169 SGK Ngữ văn 10 tập 1

Xuất bản: 06/07/2020 - Cập nhật: 19/07/2022 - Tác giả:

Trả lời câu hỏi bài 3 trang 169 SGK Ngữ văn lớp 10 tập 1 phần hướng dẫn soạn bài Lập dàn ý bài văn thuyết minh

Tài liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 3 trang 169 sách giáo khoa Ngữ văn 10 tập 1 phần soạn bài Lập dàn ý bài văn thuyết minh chi tiết và đầy đủ nhất.

Đề bài:

So vơi phần mở bài và phần kết bài của một bài văn tự sự thì phần mở bài và phần kết bài của một bài văn thuyết minh có những điểm tương đồng và khác biệt nào?

Gợi ý trả lời bài 3 trang 169 SGK văn 10 tập 1

Cách trình bày 1

– Mở bài trong văn bản tự sự yêu cầu giới thiệu thời gian, địa điểm xảy ra câu chuyện, giới thiệu nhân vật chính, góc nhìn (người chứng kiến).

– Mở bài trong văn thuyết minh giới thiệu đối tượng, mục đích thuyết minh, điểm giống nhau là cùng có chức năng giới thiệu. Tuy nhiên, cách giới thiệu trong văn thuyết minh linh hoạt hơn, có khi rất ngắn, chỉ gồm 1, 2 câu.

– Kết bài trong văn tự sự đôi khi cũng gắn với thân bài, vì sau khi giải quyết vấn đề (mở nút xung đột) là câu chuyện đã kết thúc. Trong bài làm của học sinh hay trong một số sáng tác còn có phần cuối, dùng để nêu lên suy nghĩ và cảm xúc nhưng cách kết thúc đó hơi gượng ép.

– Kết bài trong văn thuyết minh đôi khi không nhận thấy được, nó đồng thời là phần cuối của nội dung thuyết minh. Chừng nào người đọc cảm nhận thấy đã thỏa mãn, thì khi đó bài văn thuyết minh cũng kết thúc.

– Kết bài trong văn tự sự và văn thuyết minh có những điểm giống nhau, chúng biến hóa năng động và nhiều khi chỉ là phần cuối của nội dung chính.

Cách trình bày 2

* Mở bài:

+ Điểm giống nhau là: cùng có chức năng giới thiệu.

+ Khác nhau:

- Mở bài trong văn bản tự sự yêu cầu giới thiệu thời gian, địa điểm xảy ra câu chuyện, giới thiệu nhân vật chính, góc nhìn (người chứng kiến)

- Mở bài trong văn thuyết minh giới thiệu đối tượng, mục đích thuyết minh.

* Kết bài:

+ Điểm giống nhau: phần cuối của nội dung chính

+ Điểm khác nhau:

- Văn bản tự sự: là suy nghĩ, cảm xúc khi kết thúc câu chuyện.

- Văn bản thuyết minh: chừng nào người đọc cảm thấy tiếp nhận hết được những thông tin của đối tượng.

Cách trình bày 3

a. Mở bài

+ Giới thiệu về lớp, về trường mình.

+ Giới thiệu về các hoạt động nôi bật của lớp (của trường) mình như phong trào học tập, phong trào văn nghệ, phong trào thể dục - thể thao, ...

b. Thân bài

+ Nguyên nhân dẫn đến phong trào

+ Diễn biến của phong trào: Bắt đầu như thế nào, phát triển, kết quả ra sao?

+ Ý nghĩa của phong trào : Đã đem lại ý nghĩa gì với nhân dân, đất nước

c. Kết bài

+ Khẳng định lại về sự tác động của phong trào trong lớp (trường)

+ Những bài học rút ra từ phong trào

-/-

Trên đây là gợi ý trả lời câu hỏi bài 3 trang 169  SGK ngữ văn 10 tập 1 được Học Tốt biên soạn chi tiết giúp các em soạn bài Lập dàn ý bài văn thuyết minh trong chương trình soạn văn 10 tốt hơn trước khi đến lớp.

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM