Bài 3 trang 166 SGK Ngữ văn 7 tập 1

Xuất bản: 04/12/2019 - Cập nhật: 11/07/2022 - Tác giả:

Trả lời câu hỏi bài 3 trang 166 SGK Ngữ văn lớp 7 tập 1 phần hướng dẫn soạn bài Chơi chữ ngữ văn 7.

Đọc Tài Liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 3 trang 166 sách giáo khoa Ngữ văn 7 phần soạn bài Chơi chữ chi tiết nhất cho các em tham khảo.

Đề bàiSưu tầm một số cách chơi chữ trong sách báo.

Trả lời bài 3 trang 166 SGK văn 7 tập 1

Cách trả lời 1:

Hướng dẫn: Muốn tìm và sưu tầm được các dẫn chứng về hiện tượng chơi chữ, em hãy tìm đọc các mục "Vui cười", "Góc hài hước",... các mục có tác dụng giải trí trong các tờ báo này. Sau đó, em chép lại các câu chuyện, các cách nói có dùng lối chơi chữ.

Ví dụ:

- Thay đổi trật tự các chữ (hay nói ngược):

+ Vợ cả, vợ hai, (hai vợ) cả hai đều là vợ cả.

+ Thầy tu, thầy chùa, chùa thầy cứ việc thầy tu.

- Câu đối của tri huyện Lê Kim Thằng và Xiển Bột:

+ Học trò là học trò con, tóc đỏ như son là con học trò.

+ Tri huyện là tri huyện Thằng, ăn nói lằng nhằng là thằng tri huyện.

Cách trả lời 2:

- Nhớ nước đau lòng con quốc quốc

Thương nhà mỏi miệng cái gia gia.

(Bà Huyện Thanh Quan)

=> Cách chơi chữ dùng từ đồng âm.

- Chàng cóc ơi! Chàng cóc ơi!

Thiếp bén duyên chàng có thế thôi.

Nòng nọc đứt đuôi từ đây nhé

Ngàn vàng khôn chuộc dấu bôi vôi

(Hồ Xuân Hương - Khóc Tổng Cóc)

=>Cách chơi chữ trong bài thơ này rất giống với cách chơi chữ trong bài thơ của Lê Quý Đôn: sử dụng từ đồng âm và từ gần nghĩa: cóc, bén, (nhái bén), nòng nọc, chuộc (chẫu chuộc), chàng (chẫu chàng) đều là họ hàng của cóc, ếch, nhái.

Cách trả lời 3:

- Chị Xuân đi chợ mùa hè

Mua cá thu về, chợ hãy còn đông.

=> Một câu thơ đủ cả 4 mùa, nhưng mùa xuân lại là tên cô gái: Xuân. Cá thu và chợ còn đông là những đồng âm khác nghĩa của từ mùa thu và mùa đông, người sáng tác đã khéo vận dụng tài tình.

- Anh Hươu đi chợ Đồng Nai

Bước qua bến Nghé, ngồi nhai thịt bò

=> Đây cũng là câu thơ sử dụng cách chơi chữ dùng từ đồng âm. Đủ tên 4 con vật lớn: hươu, nai, nghé, bò. Hai địa danh được lấp ra phần sau (thành tố sau của một từ gồm hai thành tố) đồng âm với tên hai con vật nai và nghé.

Tham khảoCác biện pháp tu từ đã học, khái niệm và tác dụng của các biện pháp tu từ

-/-

Trên đây là một số cách trả lời bài 3 trang 166 SGK ngữ văn 7 tập 1 được Đọc Tài Liệu tổng hợp và biên soạn giúp em chuẩn bị bài và soạn bài Chơi Chữ tốt hơn trước khi đến lớp.

Chúc các em học tốt !

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM